Tại sao tháng 1 âm lịch gọi là tháng Giêng? Lời chúc đầu Tháng 1 âm lịch may mắn? Tháng 1 âm lịch có các ngày lễ lớn nào?
Tại sao tháng 1 âm lịch gọi là tháng Giêng? Tháng 1 âm lịch có các ngày lễ lớn nào?
Tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) có nguồn gốc từ chữ Hán "chính" (正), có nghĩa là "chính thống", "đầu tiên". Trong tiếng Việt, do cách phát âm địa phương, chữ "chính" được đọc thành "giêng".
Tháng Giêng được coi là tháng đầu tiên, tháng khởi đầu của một năm mới theo âm lịch. Đây là tháng quan trọng trong văn hóa Việt Nam vì:
- Đây là thời điểm diễn ra Tết Nguyên Đán - lễ hội lớn nhất trong năm
- Người Việt quan niệm đây là tháng khởi đầu mọi điều tốt đẹp
- Nhiều phong tục tập quán quan trọng được thực hiện trong tháng này như: xông đất, chúc Tết, lễ chùa đầu năm
Cách gọi này thể hiện ảnh hưởng của văn hóa Hán trong tiếng Việt, đồng thời cho thấy sự biến đổi ngôn ngữ qua thời gian khi "chính" được Việt hóa thành "giêng".
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, tháng 1 âm lịch có ngày tết Nguyên đán (1 tháng Giêng Âm lịch) là ngày lễ lớn tại Việt Nam.
>> Lịch âm tháng 1 2025? Xem Lịch âm tháng 1 2025?
Tại sao tháng 1 âm lịch gọi là tháng Giêng? Lời chúc đầu Tháng 1 âm lịch may mắn? Tháng 1 âm lịch có các ngày lễ lớn nào? (Hình từ Internet)
Lời chúc đầu Tháng 1 âm lịch may mắn? Người lao động được nghỉ làm hưởng lương mấy ngày dịp Tết Nguyên đán theo Bộ luật Lao động?
Có thể tham khảo Lời chúc đầu Tháng 1 âm lịch may mắn dưới đây:
(1) Nhân dịp đầu tháng mới, kính chúc gia đình bạn một tháng tràn đầy may mắn, an khang thịnh vượng. Mọi điều tốt lành sẽ đến với bạn và những người thân yêu. (2) Chúc bạn đầu tháng Giêng vạn sự như ý, công việc hanh thông, gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào. Mong rằng tháng mới sẽ mang đến nhiều niềm vui và thành công. (3) Đầu tháng mới kính chúc bạn luôn bình an, gặp nhiều may mắn. Gia đạo yên vui, sự nghiệp phát triển, tiền tài như nước. (4) Mừng đầu tháng Giêng, chúc bạn: Sức khỏe dẻo dai như đất Tiền vô như nước sông Đà Phúc lộc đầy nhà Gia đình hạnh phúc An khang thịnh vượng (5) Kính chúc gia đình bạn đầu tháng bình an, vạn sự hanh thông. Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn trong tháng mới này. (6) Chúc bạn đầu tháng Giêng: May mắn tới tấp Tiền bạc đầy túi Công việc thuận lợi Gia đình sum vầy Vạn sự như ý (7) Đầu tháng mới kính chúc bạn và gia đình luôn được: Mạnh khỏe như hổ Giàu sang như long Tiền vào như nước Cả nhà sung túc Vạn sự cát tường ... |
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành thì người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương 5 ngày vào dịp Tết Âm lịch hay Tết Nguyên đán.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Nguyên đán.
Đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết được trả lương thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết đối với người lao động hưởng lương ngày. Như vậy, trong trường hợp này, người lao động sẽ được tính lương ít nhất là 400%.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết. Theo đó, trường hợp này thì người lao động sẽ được tính lương ít nhất là 490%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?