Tại sao cần xem xét khấu hao tài sản cố định hữu hình? Có bao nhiêu phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình?

Tại sao cần xem xét khấu hao tài sản cố định hữu hình? Có bao nhiêu phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình? Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình phải được xem xét lại định kỳ vào thời điểm nào?

Tại sao cần xem xét khấu hao tài sản cố định hữu hình?

Khấu hao tài sản cố định hữu hình được quy định tại Mục 29 Chuẩn mực kế toán số 03 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC:

KHẤU HAO
29. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.

Theo đó, việc xem xét khấu hao tài sản cố định hữu hình là cần thiết để hạch toán vào chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ.

Cũng theo quy định này có đề cập, lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau:

(i) Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;

(ii) Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động;

(iii) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra;

(iv) Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.

Tại sao cần xem xét khấu hao tài sản cố định hữu hình? Có bao nhiêu phương pháp khấu hao tào sản cố định hữu hình?

Tại sao cần xem xét khấu hao tài sản cố định hữu hình? Có bao nhiêu phương pháp khấu hao tào sản cố định hữu hình? (hình từ internet)

Có bao nhiêu phương pháp khấu hao tào sản cố định hữu hình?

Khấu hao tài sản cố định hữu hình được quy định tại Mục 32 Chuẩn mực kế toán số 03 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC:

32. Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng;
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và
- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.
Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, có ba phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình, gồm:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng;

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần;

- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình phải được xem xét lại định kỳ vào thời điểm nào?

Khấu hao tài sản cố định hữu hình được quy định tại Mục 36 Chuẩn mực kế toán số 03 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC:

XEM XÉT LẠI PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO
36. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.

Theo đó, phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.

Khấu hao tài sản cố định Tải về quy định liên quan đến Khẩu hao tài sản cố định:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh? Hướng dẫn ví dụ mẫu cách tính và trích khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh?
Pháp luật
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định là gì? Cơ sở lập Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định là gì? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu Bảng?
Pháp luật
Tại sao cần xem xét khấu hao tài sản cố định hữu hình? Có bao nhiêu phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình?
Pháp luật
Công thức tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm? Ví dụ minh họa chi tiết cách tính và trích khấu hao tài sản cố định?
Pháp luật
Việc trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính thực hiện như thế nào? Có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nào?
Pháp luật
Nhà xưởng được xây dựng trên đất thuê có được trích khấu hao tài sản tính vào chi phí sản xuất hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn về việc thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo Công văn 626/CTHTI-TTHT ra sao?
Pháp luật
Có được đưa vào trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản bảo đảm khoản vay của bên đối tác không?
Pháp luật
Khấu hao là gì? Chi phí khấu hao tài sản cố định nào không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Pháp luật
Khấu hao giá trị xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải được quy định như thế nào? Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khấu hao tài sản cố định
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
214 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khấu hao tài sản cố định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào