Tài sản sau cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả về đất đai mà người vi phạm không nhận lại tài sản đã quá thời hạn 06 tháng thì xử lý như thế nào?
- Tài sản sau cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả về đất đai mà người vi phạm không nhận lại tài sản đã quá thời hạn 06 tháng thì xử lý như thế nào?
- Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về đất đai bao gồm những nội dung nào?
- Việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về đất đai phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế bao nhiêu bản?
Tài sản sau cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả về đất đai mà người vi phạm không nhận lại tài sản đã quá thời hạn 06 tháng thì xử lý như thế nào?
Trước hết, hiện nay chưa có văn bản nào của Trung ương hướng dẫn cụ thể trình tự thủ tục thực hiện xử lý tài sản sau cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả mà người vi phạm không nhận tài sản trong thời hạn 6 tháng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.
Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.
Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.
...
Như vậy, anh có thể tham khảo cách thức xử lý như sau:
Bước 1: Xem xét tài sản còn khả năng sử dụng hay không, còn giá trị hay không.
Bước 2:
- Nếu tài sản có giá trị thì Cơ quan ra quyết định cưỡng chế tiến hành ra quyết định bán đấu giá tài sản và ký hợp đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản theo quy định pháp luật tại Luật Đấu giá tài sản 2016.
- Nếu tài sản không còn giá trị, hư hỏng thì cơ quan ra quyết định cưỡng chế ra quyết định tiêu huỷ tài sản. Trước khi tiêu huỷ, cơ quan tổ chức cưỡng chế tiến hành lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.
Bước 3: Đối với tài sản bán đấu giá, số tiền thu được sau khi thanh toán các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được cơ quan tiến hành cưỡng chế gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại ngân hàng và thông báo bằng văn bản đến cá nhân có tài sản để biết đến nhận khoản tiền gửi tiết kiệm.
Khắc phục hậu quả (Hình từ Internet)
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về đất đai bao gồm những nội dung nào?
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về đất đai bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 33 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
Theo đó, quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về đất đai bao gồm những nội dung sau:
- Số quyết định;
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ ra quyết định;
- Họ tên, chức vụ của người ra quyết định;
- Họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện;
- Thời gian hoàn thành cưỡng chế;
- Cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế;
- Cơ quan có trách nhiệm tham gia;
- Chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
Việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về đất đai phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế bao nhiêu bản?
Việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về đất đai phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế bao nhiêu bản, thì theo Điều 35 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gây ra phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.
2. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gây ra phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản.
Trong biên bản ghi rõ:
- Thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế;
- Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế;
- Đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?