Tài sản phi hoạt động là gì? Dòng tiền tự do hàng năm của doanh nghiệp được tính theo công thức nào?
Tài sản phi hoạt động là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC có giải thích:
Tài sản phi hoạt động là những tài sản không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
- Khoản đầu tư vào công ty khác (trừ trường hợp các doanh nghiệp cần thẩm định giá là các công ty đầu tư tài chính);
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;
- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền;
- Tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp không đóng góp vào việc tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp nhưng vẫn có giá trị (tài sản chưa khai thác, bằng sáng chế chưa sử dụng, quyền sử dụng đất, quyền thuê đất chưa khai thác theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc dự kiến chuyển nhượng/bán do không có nhu cầu sử dụng);
- Tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp có tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp nhưng không góp phần tạo ra doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc không giúp tiết giảm chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp (quyền sử dụng đất, quyền thuê đất khai thác không đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp);
- Tài sản phi hoạt động khác.
Tài sản phi hoạt động là gì? Dòng tiền tự do hàng năm của doanh nghiệp được tính theo công thức nào? (Hình từ Internet)
Xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do có phải tính giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động không?
Căn cứ theo Điều 18 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC quy định:
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp
1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá.
2. Nguyên tắc thực hiện
Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá.
3. Việc thực hiện phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp bao gồm:
a) Dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá (FCFF);
b) Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá (WACC);
c) Ước tính giá trị cuối kỳ dự báo (Vn);
d) Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá (V0).
Theo đó, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá.
Như vậy, khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do phải tính giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động.
Bên cạnh đó, việc thực hiện phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp bao gồm:
- Dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá (FCFF);
- Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá (WACC);
- Ước tính giá trị cuối kỳ dự báo (Vn);
- Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá (V0).
Công thức tính dòng tiền tự do hàng năm của doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 19 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC có quy định công thức tính dòng tiền tự do hàng năm của doanh nghiệp là công thức sau đây:
FCFF = Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) + Khấu hao - Chi đầu tư vốn - Thay đổi vốn luân chuyển thuần ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn (chênh lệch vốn hoạt động thuần)
Theo đó:
- Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) là lợi nhuận trước lãi vay sau thuế đã loại trừ các khoản lợi nhuận từ tài sản phi hoạt động.
Công thức tính lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) từ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) như sau:
EBIAT = EBIT x (1 - t)
Trong đó:
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong giai đoạn đã có báo cáo tài chính, sử dụng mức thuế suất hiệu dụng để tính EBIAT: thiệu dụng = (Lợi nhuận trước thuế - Lợi nhuận sau thuế) ÷ Lợi nhuận trước thuế.
Trong giai đoạn dự báo dòng tiền, sử dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành để tính EBIAT;
- Chi đầu tư vốn bao gồm: chi đầu tư tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; chi đầu tư tài sản hoạt động nằm trong nhóm chi mua công cụ nợ của đơn vị khác và chi đầu tư tài sản hoạt động góp vốn vào đơn vị khác (nếu có);
- Công thức tính vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn:
Vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn = (Các khoản phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác) - Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?