Tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội theo quy định được thanh lý trong những trường hợp nào?
- Tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội theo quy định được thanh lý trong những trường hợp nào?
- Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền quyết định việc thanh lý đối các tài sản nào?
- Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có được ủy quyền việc thanh lý tài sản nhà nước cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện không?
Tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội theo quy định được thanh lý trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thanh lý tài sản nhà nước như sau:
Thanh lý tài sản nhà nước
1. Tài sản nhà nước trong hệ thống BHXH được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định của chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng;
b) Bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
c) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định và thực hiện thanh lý tài sản nhà nước
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định việc thanh lý tài sản nhà nước theo quy định tại Điểm a, b, d, Khoản 1 Điều này có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản và các tài sản nhà nước theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được thanh lý trong những trường hợp sau đây:
(1) Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định của chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng;
(2) Bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
(3) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch;
(4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội theo quy định được thanh lý trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền quyết định việc thanh lý đối các tài sản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thanh lý tài sản nhà nước như sau:
Thanh lý tài sản nhà nước
...
2. Thẩm quyền quyết định và thực hiện thanh lý tài sản nhà nước
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định việc thanh lý tài sản nhà nước theo quy định tại Điểm a, b, d, Khoản 1 Điều này có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản và các tài sản nhà nước theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều này.
b) Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam quyết định việc thanh lý đối các tài sản theo quy định tại Điểm a, b, d, Khoản 1 Điều này có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
c) Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam thực hiện việc thanh lý tài sản nhà nước khi có quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền như quy định tại Điểm a, b, Khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền quyết định việc thanh lý đối các tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, bao gồm:
(1) Tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định của chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng;
(2) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
(3) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có được ủy quyền việc thanh lý tài sản nhà nước cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện không?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thanh lý tài sản nhà nước như sau:
Thanh lý tài sản nhà nước
...
3. Phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý tài sản, tổ chức thanh lý tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 22, 23, 27, 28, 29, 30 Nghị đinh số 52/2009/NĐ-CP và Điều 12 và 13 Thông tư số 245/2009/TT-BTC.
a) Bảo hiểm xã hội tỉnh, các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam lập hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản nhà nước gửi BHXH Việt Nam xem xét, quyết định đối với những tài sản quy định tại Điểm a, b, d, Khoản 1 Điều này có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản và các tài sản nhà nước theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều này. Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh không ủy quyền việc thanh lý tài sản cho BHXH cấp huyện.
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản của các đơn vị gửi BHXH Việt Nam gồm:
- Công văn đề nghị thanh lý tài sản của đơn vị quản lý, sử dụng tài sản;
...
Như vậy, theo quy định thì Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh không được ủy quyền việc thanh lý tài sản nhà nước cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số, Cải cách hành chính, Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới nhất?
- Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) thế nào?
- Danh mục thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp và thuốc nổ mạnh được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 1/1/2025?
- Ngày 30 tháng 11 là ngày gì? Ngày 30 11 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 30 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 như thế nào?