Tài sản lưu động của hợp tác xã gồm những tài sản nào? Việc chuyển nhượng, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã do ai quyết định?
Tài sản lưu động của hợp tác xã gồm những tài sản nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về quản lý tài sản lưu động như sau:
Quản lý tài sản lưu động
1. Tài sản lưu động là các loại vật tư, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu tồn quỹ.
2. Việc quản lý tài sản lưu động phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng quy chế để quản lý chặt chẽ tài sản lưu động. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải mở số theo dõi chặt chẽ các hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ và phải phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi, thực hiện đúng quy chế quản lý tiền mặt. Hàng tháng phải thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.
b) Mọi trường hợp nhập, xuất kho đều phải lập đầy đủ các chứng từ và ghi chép vào sổ sách có liên quan (phiếu nhập, xuất kho; các sổ kho vật liệu, sản phẩm hàng hóa).
...
Như vậy, theo quy định, tài sản lưu động của hợp tác xã bao gồm:
(1) Vật tư;
(2) Nguyên liệu;
(3) Vật liệu;
(4) Công cụ;
(5) Dụng cụ;
(6) Thành phẩm;
(7) Hàng hóa;
(8) Bán thành phẩm;
(9) Sản phẩm dở dang;
(10) Tiền mặt tồn quỹ;
(11) Số dư tiền gửi ngân hàng;
(12) Cổ phiếu;
(13) Trái phiếu tồn quỹ.
Tài sản lưu động của hợp tác xã gồm những tài sản nào? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã có phải xây dựng quy chế để quản lý tài sản lưu động hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về quản lý tài sản lưu động như sau:
Quản lý tài sản lưu động
...
2. Việc quản lý tài sản lưu động phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng quy chế để quản lý chặt chẽ tài sản lưu động. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải mở số theo dõi chặt chẽ các hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ và phải phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi, thực hiện đúng quy chế quản lý tiền mặt. Hàng tháng phải thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.
b) Mọi trường hợp nhập, xuất kho đều phải lập đầy đủ các chứng từ và ghi chép vào sổ sách có liên quan (phiếu nhập, xuất kho; các sổ kho vật liệu, sản phẩm hàng hóa).
c) Giá gốc của tài sản lưu động mua ngoài: Là giá mua cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản, phí bảo hiểm, chọn lọc, tái chế (nếu có), các khoản thuế, phí có liên quan (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
d) Giá gốc của tài sản lưu động do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chế: Là giá vật tư xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.
đ) Giá gốc của vật tư thuê ngoài gia công, chế biến: Là giá vật tư thực tế xuất kho giao gia công cộng với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
...
Như vậy, theo quy định, Hợp tác xã phải xây dựng quy chế để quản lý chặt chẽ tài sản lưu động.
Đồng thời, Hợp tác xã phải mở số theo dõi chặt chẽ các hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ và phải phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi, thực hiện đúng quy chế quản lý tiền mặt.
Hàng tháng phải thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Việc chuyển nhượng, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã do ai quyết định?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về quản lý tài sản lưu động như sau:
Quản lý tài sản lưu động
...
đ) Giá gốc của vật tư thuê ngoài gia công, chế biến: Là giá vật tư thực tế xuất kho giao gia công cộng với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
e) Toàn bộ giá trị những tài sản lưu động đã xuất dùng phải tính vào chi phí của đối tượng sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
g) Những trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, có thời gian sử dụng từ một năm trở lên thì chi phí được phân bổ vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 3 năm.
3. Việc chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do hội đồng quản trị quyết định theo thẩm quyền được đại hội thành viên giao và được quy định tại điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
4. Hợp tác xã được hạch toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Như vậy, việc chuyển nhượng, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã do hội đồng quản trị quyết định theo thẩm quyền được đại hội thành viên giao và được quy định tại điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?