Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được bảo trì như thế nào? Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tổ chức thực hiện như thế nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được bảo trì như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm công trình thủy lợi và diện tích đất gắn với công trình thủy lợi (riêng lòng hồ chứa thủy lợi gồm diện tích đất, mặt nước gắn với công trình được xác định từ cao trình mực nước dâng bình thường trở xuống) theo quy định của pháp luật về thủy lợi.
Và, căn cứ Điều 12 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được bảo trì theo quy trình, tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
- Việc xác định chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về thủy lợi.
- Chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tính vào giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi và quy định của pháp luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong thời gian cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản mà tổ chức, doanh nghiệp thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản có nghĩa vụ thực hiện việc bảo trì theo hợp đồng ký kết thì việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do tổ chức, doanh nghiệp thuê quyền khai thác hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật có liên quan.
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được bảo trì như thế nào? Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tổ chức thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tổ chức thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định về kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
- Hằng năm, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi lập kế hoạch bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với tài sản thuộc phạm vi quản lý, gửi cơ quan chuyên môn về thủy lợi thẩm định, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, phê duyệt.
- Việc thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng; chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi.
- Trong quá trình quản lý, khai thác, bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, trường hợp phát sinh vật liệu, vật tư thu hồi từ bảo trì công trình thì việc xử lý vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Phân loại tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được phân loại như sau:
- Đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi.
- Trụ sở làm việc, văn phòng làm việc của đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Tài sản khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi gồm: Nhà quản lý, trạm quản lý, đường quản lý; thiết bị quan trắc; kho, bãi vật tư, vật liệu; cột mốc chỉ giới, biển báo và các công trình, vật kiến trúc khác phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Lưu ý: Viêc phân loại theo cấp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là các công trình thủy lợi không thuộc phạm vi điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thông tin năng lượng được hiểu như thế nào? Cơ sở hạ tầng và biện pháp quản lý gồm những gì? Kinh phí ra sao?
- Người mệnh kim nên kết hôn với người mệnh nào? Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện kết hôn?
- Nội dung tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Nghị định 78 2025 gồm những gì?
- Tổng hợp danh sách khách sạn gần Dinh Độc Lập xem diễu binh 30 4 TPHCM? Top địa điểm xem diễu binh 30 4 TP HCM?
- Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại đường Lê Duẩn TP HCM bắt đầu từ mấy giờ?