Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp có thể là nhà cửa hay không? Xử lý như thế nào khi giá trị căn nhà cao hơn giá trị số tiền góp vốn?
- Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp có thể là nhà cửa hay không?
- Xử lý như thế nào khi căn nhà góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế?
- Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là căn nhà để thành lập doanh nghiệp thế nào?
- Biên bản giao nhận tài sản góp vốn là căn nhà bao gồm những nội dung nào?
Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp có thể là nhà cửa hay không?
Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tài sản góp vốn bao gồm những loại tài sản nêu trên, trong đó tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam cũng có thể được xem là tài sản để góp vốn.
Cho nên nhà cửa cũng có thể trở thành tài sản góp vốn sau khi giá trị căn nhà được định giá.
Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp có thể là nhà cửa hay không? (Hình từ Internet)
Xử lý như thế nào khi căn nhà góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế?
Khi giá trị tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế được quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:
Định giá tài sản góp vốn
...
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Như vậy, khi giá trị căn nhà góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh), thành viên Hội đồng quản trị (công ty cổ phần) cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị căn nhà được định giá và giá trị thực tế của căn nhà tại thời điểm kết thúc định giá.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là căn nhà để thành lập doanh nghiệp thế nào?
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Như vậy, đối với căn nhà là loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu căn nhà đó cho công ty theo quy định của pháp luật.
Biên bản giao nhận tài sản góp vốn là căn nhà bao gồm những nội dung nào?
Nội dung biên bản giao nhận tài sản góp vốn được quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
...
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
Theo đó, khi lập biên bản giao nhận tài sản góp vốn cần đảm bảo đầy đủ những nội dung nêu trên bao gồm: tên địa chỉ trụ sở công ty, thông tin theo quy định của người góp vốn, loại tài sản và giá trị tài sản... đồng thời ngày giao nhận và chữ ký của các bên có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?