Tài sản công của Kiểm toán nhà nước theo quy định pháp luật được thanh lý trong những trường hợp nào?
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định thanh lý tài sản công nào của Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Thẩm quyền quyết định bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công (không phải là trụ sở làm việc) và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
...
b) Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng quyết định bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
c) Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng các Kiểm toán nhà nước khu vực, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/01đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, theo quy định thì Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng có quyền quyết định thanh lý tài sản công của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định thanh lý tài sản công nào của Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Tài sản công của Kiểm toán nhà nước theo quy định pháp luật được thanh lý trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
2. Nội dung, trình tự, thủ tục bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
...
b) Thanh lý tài sản công:
- Tài sản công được thanh lý theo quy định tại Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công thực hiện theo quy định tại Điều 29, 30, 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
- Thủ trưởng các đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm tổ chức bán thanh lý tài sản công theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:
Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
c) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
b) Bán.
...
Như vậy, theo quy định thì tài sản công của Kiểm toán nhà nước được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
(1) Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
(2) Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
(3) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
2. Nội dung, trình tự, thủ tục bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
...
b) Thanh lý tài sản công:
- Tài sản công được thanh lý theo quy định tại Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công thực hiện theo quy định tại Điều 29, 30, 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
- Thủ trưởng các đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm tổ chức bán thanh lý tài sản công theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, căn cứ khoản Điều 29 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công như sau:
Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công
1. Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý): 01 bản chính;
d) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;
đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công: 01 bản chính;
(2) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
(3) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý: 01 bản chính;
(4) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;
(5) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Lưu ý: Việc thanh toán tài sản công là tài sản của Kiểm toán nhà nước được nêu trong bài viết là tài sản bị mất hoặc bị hủy hoại
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?