Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại tài khoản kế toán, chứng từ, sổ kế toán nào?

Cho tôi hỏi đối với các loại tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì sử dụng chủ yếu các loại tài khoản, sổ, chứng từ kế toán nào? Báo cáo kế toán tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc gì? Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng nhà nước có áp dụng hạch hoán kế toán tài sản cố định theo quy định của Ngân hàng nhà nước hay không?- Câu hỏi của anh Lương (Hà Nội).

Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại tài khoản kế toán nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định đối với kế toán tài sản cố định sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

- TK 304001- Tài sản cố định hữu hình

- TK 304002- Tài sản cố định vô hình

- TK 30400501- Hao mòn tài sản cố định hữu hình

- TK 30400502- Hao mòn tài sản cố định vô hình

- TK 313001- Mua sắm tài sản cố định

- TK 501001- Vốn được cấp

- TK 501002- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định

- TK 501003- Vốn do đánh giá lại tài sản

- TK 501999- Vốn khác

- TK 502002- Quỹ dự phòng tài chính

- TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

- TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước

- TK 811001- Khấu hao cơ bản tài sản cố định

- TK 81100301- Chi về thanh lý tài sản cố định

- TK 811006- Chi thuê tài sản

- TK 00900199- Tài sản khác giữ hộ

- TK 009002- Tài sản thuê ngoài

Nội dung, tính chất và kết cấu của các tài khoản này thực hiện theo quy định cụ thể trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước.

Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại tài khoản kế toán, chứng từ, sổ kế toán nào?

Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại tài khoản kế toán, chứng từ, sổ kế toán nào? (Hình từ Internet)

Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại chứng từ, sổ kế toán nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định kế toán tài sản cố định sử dụng các chứng từ, sổ kế toán chủ yếu sau:

- Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định (Phụ lục 03)

- Biên bản thanh lý tài sản cố định (Phụ lục 04)

- Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành (Phụ lục 05)

- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Phụ lục 06)

- Biên bản kiểm kê tài sản cố định (Phụ lục 07)

- Thẻ tài sản cố định (Phụ lục 08)

- Sổ tài sản cố định (Phụ lục 09)

- Bảng kê trích khấu hao tài sản cố định (Phụ lục 10)

- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Phụ lục 11)

- Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 12)

- Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 13)

- Bộ hóa đơn, chứng từ tài sản cố định của nhà cung cấp.

Báo cáo kế toán đối với tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc gì?

Nội dung này được quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2019/TT-NHNN như sau:

Báo cáo kế toán
1. Nguyên tắc lập và gửi các báo cáo kế toán về TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu
Các đơn vị NHNN lập và gửi các báo cáo kế toán đảm bảo đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các đơn vị NHNN chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.
2. Các báo cáo kế toán về TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu gồm:
- Báo cáo kiểm kê TSCĐ (Phụ lục 24)
- Báo cáo kiểm kê công cụ, dụng cụ (Phụ lục 25)
- Báo cáo kiểm kê vật liệu (Phụ lục 26)
- Báo cáo trích khấu hao TSCĐ (theo Quý) (Phụ lục 27)
- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Phụ lục 28)
- Báo cáo kiểm kê các loại tài sản khác đơn vị đang quản lý và giữ hộ (Phụ lục 29).

Theo đó thì các đơn vị Ngân hàng Nhà nước lập và gửi các báo cáo kế toán về tài sản cố định đảm bảo đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.

Đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng nhà nước có áp dụng hạch hoán kế toán tài sản cố định hay không?

Tại Điều 2 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là Vụ Tài chính- Kế toán, Cục Quản trị, Sở Giao dịch, Cục Công nghệ thông tin, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Quản trị, Chi cục Công nghệ thông tin, Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ban Quản lý các dự án tín dụng quốc tế ODA, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố), các đơn vị thực hiện hạch toán trên hệ thống tài khoản kế toán NHNN (sau đây gọi chung là các đơn vị NHNN).
Các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN không áp dụng quy định hạch toán kế toán tại Thông tư này mà chỉ áp dụng quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó thì các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ không thực hiện hạch hoán kế toán tài sản cố định theo quy định của Ngân hàng nhà nước, mà chỉ áp dụng quy định về thời gian khấu hao tài sản cố định vô hình được quy định tại Phục lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 35/2019/TT-NHNN.

Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng là gì? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu sổ? Hướng dẫn ghi sổ?
Pháp luật
Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng thì doanh nghiệp có phải trích khấu hao tiếp không?
Pháp luật
Chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê tài chính có được ghi nhận vào chi phí kinh doanh hay không?
Pháp luật
Lợi nhuận kế toán là gì? Chi phí về các khoản trích trước sửa chữa tài sản cố định có được tính trừ vào lợi nhuận kế toán?
Pháp luật
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Tài sản này được phân loại thế nào?
Pháp luật
Tư liệu lao động là gì? Tư liệu lao động là tài sản cố định cần có thời gian sử dụng từ bao nhiêu năm trở lên?
Pháp luật
Những loại tài sản cố định nào được phản ánh trong tài khoản 991 của tổ chức tài chính vi mô và tài khoản có kết cấu ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp trích khấu hao tài sản cố định dựa vào căn cứ nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bộ hồ sơ quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm những tài liệu nào? Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp là mẫu nào?
Pháp luật
Tài sản cố định (TSCĐ) có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không? Cần những điều kiện gì để được tính vào chi phí được trừ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định
2,636 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào