Tài sản chìm đắm là di sản văn hóa thì cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm?
Tài sản chìm đắm là di sản văn hóa thì cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm?
Tại Điều 20 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quyết định thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm. Chủ tịch Hội đồng là đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng. Các cơ quan quy định tại Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP bao gồm:
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
+ Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự.
+ Bộ Công an chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia.
+ Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau:
++ Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt. Trước khi phê duyệt phương án trục vớt, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải báo cáo và nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải;
++ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ hàng hải đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm xác định được chủ sở hữu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trong vùng nước cảng biển hoặc vùng biển Việt Nam do chủ sở hữu tài sản chìm đắm tổ chức trục vớt.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và phân cấp cho các cơ quan sau đây thực hiện:
++ Sở Giao thông vận tải phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải tổ chức trục vớt;
++ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm đã xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm.
- Thành phần Hội đồng định giá bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng định giá;
+ Đại diện Cảng vụ;
+ Đại diện của Bộ Tài chính đối với tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương phê duyệt phương án trục vớt hoặc đại diện của Sở Tài chính đối với tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt phương án trục vớt;
+ Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản chìm đắm;
+ Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;
+ Đại diện của các cơ quan, tổ chức liên quan khác.
- Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tối thiểu là 05 người.
- Hội đồng định giá có trách nhiệm định giá tài sản chìm đắm theo quy định của pháp luật về nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực thẩm định giá.
- Hội đồng định giá có thể thuê hoặc giao cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản; thuê tổ chức đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để xác định giá trị tài sản chìm đắm làm căn cứ xem xét, tham khảo trước khi quyết định.
- Chi phí hoạt động của Hội đồng định giá được tính chung vào chi phí xử lý tài sản chìm đắm và được chi trả theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Như vậy, tài sản chìm đắm là di sản văn hóa thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm.
Định giá tài sản chìm đắm
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá tài sản chìm đắm quy định thế nào?
Theo Điều 21 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá như sau:
- Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng định giá phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành và được lập thành biên bản. Trong trường hợp số lượng biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phương án có sự biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng định giá.
- Hội đồng định giá lập biên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.
- Nội dung chủ yếu của biên bản định giá tài sản, gồm:
+ Tên, loại tài sản định giá;
+ Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá và các thành viên của Hội đồng định giá;
+ Họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản;
+ Thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá tài sản;
+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng định giá và những người tham dự phiên họp định giá tài sản;
+ Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá trị của tài sản;
+ Địa điểm hoàn thành việc định giá tài sản;
+ Chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá.
- Biên bản định giá tài sản phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.
Như vậy, trong trường hợp số lượng biểu quyết về các quyết định của Hội đồng định giá ngang nhau thì thực hiện theo phương án có sự biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng định giá.
Giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định được sử dụng để làm gì?
Điều 22 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định được sử dụng làm căn cứ để thực hiện các công việc sau:
- Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh toán chi phí bằng hiện vật.
- Xác định giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá.
- Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm.
- Thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?