Tài nguyên nước được điều hòa phân phối như thế nào? Nguồn nước dưới mặt đất được bổ sung theo cách gì?
Tài nguyên nước được điều hòa phân phối như thế nào?
Tại Điều 54 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định điều hòa, phân phối tài nguyên nước như sau:
- Việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, khả năng thực tế của nguồn nước, kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trên cùng một lưu vực sông, giữa thượng lưu với hạ lưu, giữa bờ phải với bờ trái;
+ Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân;
+ Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất;
+ Kết hợp khai thác, sử dụng nguồn nước mặt với khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc trữ nước trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô.
- Trong trường hợp thiếu nước, việc điều hòa, phân phối phải ưu tiên cho mục đích sinh hoạt; các mục đích sử dụng khác phải được điều hòa, phân phối theo quy định trong quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm nguyên tắc công bằng hợp lý.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.
Lưu ý. Cụm từ quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch được thay thế bởi điểm a và điểm c khoản 22 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
Điều hòa, phân phối tài nguyên nước
Việc chuyển nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 55 Luật Tài Nguyên nước 2012 quy định chuyển nước lưu vực sông như sau:
- Việc lập dự án chuyển nước phải dựa trên các căn cứ sau đây:
+ Chiến lược tài nguyên nước, chiến lược bảo vệ môi trường;
+ Quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng nước trên các lưu vực sông ( được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018);
+ Đánh giá khả năng thực tế của các nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước của cả lưu vực chuyển nước và lưu vực nhận nước;
+ Đánh giá khả năng ảnh hưởng của việc chuyển nước đến việc khai thác, sử dụng nước, duy trì dòng chảy, kiểm soát lũ và tác động đến môi trường sinh thái, đặc biệt trong mùa khô; lợi ích kinh tế của việc chuyển nước;
+ Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với trường hợp dự án chuyển nước có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
- Dự án chuyển nước phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
Nguồn nước dưới mặt đất được bổ sung theo cách gì?
Theo Điều 56 Luật Tài nguyên 2012 quy định bổ sung nhân tạo nước dưới đất như sau:
- Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải trên cơ sở đánh giá cụ thể khả năng thích ứng về số lượng, chất lượng, khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước được bổ sung, yêu cầu về khai thác, sử dụng, bảo vệ nước dưới đất; đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế - xã hội và môi trường.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác định các tầng chứa nước, khoanh định vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; hướng dẫn thực hiện các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất thích hợp đối với từng vùng; phê duyệt các phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?