Tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Công tác thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành bao nhiêu nhóm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên như sau:
Phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên
1. Tài nguyên khoáng sản chì - kẽm được phân làm 2 nhóm:
a) Tài nguyên xác định;
b) Tài nguyên dự báo.
2. Nhóm tài nguyên xác định phân thành 2 loại: trữ lượng và tài nguyên
a) Loại trữ lượng được phân thành 3 cấp, gồm: cấp trữ lượng 111; cấp trữ lượng 121; cấp trữ lượng 122.
b) Loại tài nguyên được phân thành 06 cấp, gồm: cấp tài nguyên 211; cấp tài nguyên 221; cấp tài nguyên 222; cấp tài nguyên 331; cấp tài nguyên 332 và cấp tài nguyên 333.
3. Nhóm tài nguyên dự báo phân thành 02 cấp, gồm: cấp tài nguyên 334a và cấp tài nguyên 334b.
4. Bảng phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên chi tiết quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành 02 nhóm:
- Tài nguyên xác định;
- Tài nguyên dự báo.
Tài nguyên khoáng sản kẽm (Hình từ Internet)
Công tác thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về yêu cầu chung về công tác thăm dò như sau:
Yêu cầu chung về công tác thăm dò
1. Thăm dò từ khái quát đến chi tiết, từ trên mặt xuống dưới sâu, mạng lưới thăm dò từ thưa đến dày, đo vẽ bản đồ địa chất từ tỷ lệ nhỏ đến bản đồ tỷ lệ lớn;
2. Thu thập đầy đủ các thông tin, số liệu, tài liệu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường; điều kiện khai thác mở phục vụ cho việc đánh giá, lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
3. Trình tự thăm dò được xây dựng trên cơ sở phù hợp với mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất, quy mô trữ lượng và giá trị kinh tế mỏ.
4. Thực hiện công tác thăm dò trên toàn bộ diện tích và chiều sâu tồn tại thân quặng trong ranh giới được lựa chọn trong đề án thăm dò.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Thăm dò từ khái quát đến chi tiết, từ trên mặt xuống dưới sâu, mạng lưới thăm dò từ thưa đến dày, đo vẽ bản đồ địa chất từ tỷ lệ nhỏ đến bản đồ tỷ lệ lớn;
- Thu thập đầy đủ các thông tin, số liệu, tài liệu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường; điều kiện khai thác mở phục vụ cho việc đánh giá, lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
- Trình tự thăm dò được xây dựng trên cơ sở phù hợp với mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất, quy mô trữ lượng và giá trị kinh tế mỏ.
- Thực hiện công tác thăm dò trên toàn bộ diện tích và chiều sâu tồn tại thân quặng trong ranh giới được lựa chọn trong đề án thăm dò.
Bản đồ địa hình tài nguyên khoáng sản kẽm có tỷ lệ là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về yêu cầu về cơ sở địa hình và công tác trắc địa như sau:
Yêu cầu về cơ sở địa hình và công tác trắc địa
1. Diện tích thăm dò phải thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của công tác thăm dò. Bản đồ địa hình phải được thành lập theo quy định hiện hành về công tác trắc địa trong thăm dò khoáng sản. Tỷ lệ bản đồ địa hình từ 1/2000 đến 1/500, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất, quy mô thân quặng và mức độ phức tạp của địa hình.
2. Các công trình thăm dò, điểm khép góc khu vực thăm dò phải xác định tọa độ, độ cao và phải liên hệ với mạng lưới tọa độ quốc gia theo quy định hiện hành về trắc địa địa chất.
3. Khu vực thăm dò phải sử dụng ít nhất 2 điểm mốc quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì bản đồ địa hình tài nguyên khoáng sản kẽm có tỷ lệ từ 1/2000 đến 1/500, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất, quy mô thân quặng và mức độ phức tạp của địa hình.
Bản đồ địa chất trong thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm phải làm sáng tỏ những đặc điểm nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về yêu cầu về đo vẽ địa chất như sau:
Yêu cầu về đo vẽ địa chất
1. Công tác đo vẽ địa chất trong thăm dò chì - kẽm thực hiện ở tỷ lệ 1/2000 đến 1/1000, tùy thuộc vào kích thước thân quặng và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất của mỏ.
2. Bản đồ địa chất phải làm sáng tỏ các đặc điểm về cấu tạo địa chất mỏ, đặc điểm phân bố của các thành tạo đá magma, trầm tích, các nếp uốn, các đứt gãy phá hủy kiến tạo, các đới đá biến đổi, đới khoáng hóa và các thân quặng chì kẽm trên mỏ; có cơ sở đánh giá về đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo quặng, mối quan hệ của thân quặng với đá vây quanh và các cấu trúc địa chất chính.
Như vậy, theo quy định trên thì bản đồ địa chất trong thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm phải làm sáng tỏ những đặc điểm về cấu tạo địa chất mỏ, đặc điểm phân bố của các thành tạo đá magma, trầm tích, các nếp uốn, các đứt gãy phá hủy kiến tạo, các đới đá biến đổi, đới khoáng hóa và các thân quặng chì kẽm trên mỏ; có cơ sở đánh giá về đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo quặng, mối quan hệ của thân quặng với đá vây quanh và các cấu trúc địa chất chính
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?