Xảy ra tai nạn liên hoàn ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn liên hoàn như thế nào?

Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông liên hoàn thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về ai? Việc bồi thường thiệt hại về tài sản khi xảy ra tai nạn giao thông liên hoàn được thực hiện như thế nào?

Tai nạn liên hoàn trong giao thông đường bộ là gì?

Pháp luật không có định nghĩa về tai nạn liên hoàn hay tai nạn giao thông liên hoàn. Tuy nhiên căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) thì có thể hiểu tai nạnliên hoàn là sự việc xảy ra do:

- Nhiều người người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con ng­ười hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Nhiều người đang tham gia giao thông gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con ng­ười hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Xảy ra tai nạn liên hoàn ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn liên hoàn như thế nào?

Xảy ra tai nạn liên hoàn ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn liên hoàn như thế nào? (Hình từ Internet)

Xảy ra tai nạn liên hoàn thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về ai?

Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP thì việc xác định người bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông liên hoàn được thực hiện như sau:

(1) Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác thì phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;

- Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;

Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.

Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

(2) Tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, cụ thể:

- Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.

- Chủ sở hữu tài sản được xác định tại thời điểm tài sản gây thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản đang được giao dịch thì phải xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu để xác định chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại.

- Người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại nếu đang nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản tại thời điểm gây thiệt hại.

(3) Người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

- Lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại là toàn bộ thiệt hại xảy ra đều do lỗi của người bị thiệt hại, người gây thiệt hại không có lỗi.

* Ví dụ về việc xác định người bồi thường thiệt hại về tài sản khi xảy ra tai nạn giao thông liên hoàn:

Ví dụ 1: Xe số 5 va chạm từ đăng sau khiến 5 xe va chạm cùng lúc

Đụng xe liên hoàn

Xe 5 phải bồi thường thiệt hại cho 4 xe ở phía trước

Ví dụ 2: 4 xe đầu va chạm cùng lúc, xe số 5 đâm vào sau

Đụng xe liên hoàn

Xe số 4 phải bồi thường cho 3 xe đầu, xe số 5 bồi thường cho xe số 4

Ví dụ 3: Xe số 2 va chạm xe số 1 - xe số 3 và xe số 4 dừng lại - xe số 5 không dừng kịp nên va chạm xe số 4 dẫn đến tai nạn liên hoàn

Đụng xe liên hoàn

Xe số 5 bồi thường cho 4 xe phía trước, xe số 2 bồi thường cho xe số 1

Ví dụ 4: Xe số 1 chuyển làn đột ngột gây ra va chạm liên hoàn

Đụng xe liên hoàn

Xe số 1 phải bồi thường cho 4 xe ở phía sau

Lưu ý: Các ví dụ trên chỉ mang tính chất tham khảo tương đối, việc xác định trách nhiệm bồi thường còn cần phải dựa vào quy định pháp luật vừa nếu trên và các yếu tố trong thực tế để xác định.

Việc bồi thường thiệt hại về tài sản khi xảy ra tai nạn liên hoàn được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP thì việc bồi thường thiệt hai về tài sản khi xảy ra tai nạn giao thông liên hoàn được thực hiện như sau:

(1) Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng: Việc bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên, trường hợp không thỏa thuận được thì xác định thiệt hại như sau:

- Trường hợp tài sản là vật thì xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản bị mất, bị hủy hoại tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Đối với tài sản là tiền thì thiệt hại được xác định là số tiền bị mất, bị hư hỏng.

Đối với giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà không thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là giá trị của các giấy tờ bị mất, bị hư hỏng tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Trường hợp giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà có thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí cần thiết để khôi phục các giấy tờ đó.

- Đối với tài sản bị hư hỏng, thiệt hại là chi phí để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng tài sản trước khi bị hư hỏng theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để xác định thiệt hại; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.

(2) Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút là hoa lợi, lợi tức mà người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được nếu tài sản không bị mất, bị hư hỏng.

Hoa lợi, lợi tức được tính theo giá thực tế đang thu, nếu chưa thu thì theo giá thị trường cùng loại hoặc mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại;

Đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, hoa lợi, lợi tức được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.

(3) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại là những chi phí thực tế, cần thiết tại thời điểm chi trong điều kiện bình thường cho việc áp dụng các biện pháp cần thiết làm cho thiệt hại không phát sinh thêm; sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm.

(4) Thiệt hại khác do luật quy định.

Tai nạn giao thông
Tai nạn liên hoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo thống kê tai nạn giao thông 06 tháng là mẫu nào? Ngày nộp báo cáo thống kê tai nạn giao thông 06 tháng là ngày mấy?
Pháp luật
Người gây tai nạn giao thông được phép rời khỏi hiện trường vụ tai nạn khi nào? Người gây ra tai nạn giao thông bỏ trốn có bị ở tù không?
Pháp luật
Xảy ra tai nạn liên hoàn ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn liên hoàn như thế nào?
Pháp luật
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người giao xe máy cho người chưa đủ tuổi điều khiển gây tai nạn giao thông chết người không?
Pháp luật
Các khoản bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người (hoàn toàn do lỗi của xe ô tô) là những khoản nào? Hướng dẫn cách xác định?
Pháp luật
Xe ưu tiên gây tai nạn giao thông thì tài xế có phải chịu trách nhiệm không? Có những trách nhiệm pháp lý nào mà tài xế có thể phải chịu?
Pháp luật
Xe khách chở quá số người quy định gây tại nạn nghiêm trọng thì tài xế sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến chết người thì chi phí bồi thường thiệt hại được tính như thế nào?
Pháp luật
Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?
Pháp luật
Nạn nhân bị thương, gia đình có nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được nhận hỗ trợ như thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
252 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông Tai nạn liên hoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào