Tải mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ở đâu?
- Chính sách trợ giúp xã hội phải được thực hiện dựa trên mấy nguyên tắc cơ bản?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như thế nào?
- Tải mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ở đâu?
- Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng gồm những đối tượng nào?
Chính sách trợ giúp xã hội phải được thực hiện dựa trên mấy nguyên tắc cơ bản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì chính sách trợ giúp xã hội phải được thực hiện dựa trên 03 nguyên tắc cơ bản sau:
- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau:
Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm có tờ khai theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Tải mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được sử dụng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Tải về Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng gồm những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng như sau:
Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
1. Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
c) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Theo đó, đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng gồm những đối tượng sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
- Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
- Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở, công trình mới nhất là mẫu nào? Tải về thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở?
- Trình tự thủ tục tặng truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động mới nhất 2025 tại cấp trung ương?
- Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân?
- Nhặt được Drone bị rơi đem đi bán có thể bị khởi tố hình sự không? Nên làm gì khi nhặt được drone bị rơi?
- Bao nhiêu môn trên 8 thì được học sinh giỏi cấp 2? Cách tính điểm trung bình môn học sinh cấp 2?