Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới nhất hiện nay? Nội dung nào cần có trong loại hợp đồng này?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có bắt buộc lập thành văn bản không?
Hợp đồng được giải thích tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trong đó, nghĩa vụ dân sự được hiểu là mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể luôn luôn xác định được.
Dẫn chiếu đến Ðiều 11 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) quy định như sau:
Ðiều 11:
Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.
Theo quy định này thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.
Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới nhất hiện nay? Nội dung nào cần có trong loại hợp đồng này? (hình từ internet)
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được lập bằng loại ngôn ngữ gì?
Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005, Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) không quy định cụ thể ngôn ngữ nào sẽ được sử dụng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Tuy nhiên, tại Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc giải thích hợp đồng như sau:
Giải thích hợp đồng
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
Như vậy, từ quy định này có thể hiểu các bên được quyền chọn ngôn ngữ phù hợp với loại hợp đồng mà các bên ký kết, nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định về ngôn ngữ đối với các loại hợp đồng đặc thù mà pháp luật các nước quy định.
Ví dụ: Trong lĩnh vực xây dựng, đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh (khoản 3 Điều 11 Nghị định 37/2015/NĐ-CP).
Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 cũng như Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) không quy định cụ thể về mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Và cũng như phân tích ở trên thì Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng không bắt buộc phải lập bằng văn bản. Tuy nhiên, hợp đồng là văn bản được xem là bằng chứng pháp lý quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp nếu xảy ra. Ngoài ra, hợp đồng bằng văn bản còn giúp thể hiện ý chí rõ ràng, cụ thể của các bên tham gia hợp đồng,...
Trên thực tế, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên có các điều khoản cơ bản sau:
(i) Thông tin về các bên:
- Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của bên bán và bên mua.
- Tên người đại diện (nếu có).
- Quyền hạn của người đại diện (nếu có).
(ii) Thông tin về hàng hóa:
- Tên hàng hóa.
- Số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa.
- Quy cách đóng gói, bao bì.
- Thông số kỹ thuật (nếu có).
(iii) Giá cả và điều kiện thanh toán:
- Giá bán mỗi đơn vị hàng hóa.
- Hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng, séc, v.v.).
- Tiền tệ thanh toán.
- Điều kiện thanh toán (trả trước, trả sau, v.v.).
- Thời hạn thanh toán.
(iv) Giao hàng:
- Địa điểm giao hàng.
- Thời hạn giao hàng.
- Hình thức vận chuyển (đường bộ, đường thủy, đường hàng không, v.v.).
- Điều khoản giao hàng (Incoterms).
- Nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong việc giao hàng.
(v) Kiểm tra và nghiệm thu hàng hóa:
- Địa điểm kiểm tra và nghiệm thu hàng hóa.
- Thời hạn kiểm tra và nghiệm thu hàng hóa.
- Cách thức kiểm tra và nghiệm thu hàng hóa.
- Điều kiện chấp nhận hàng hóa.
(vi) Trách nhiệm của các bên:
- Trách nhiệm của bên bán:
- Giao hàng hóa đúng số lượng, chủng loại, chất lượng, quy cách đóng gói, bao bì, thông số kỹ thuật theo hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại cho bên mua nếu vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm của bên mua:
- Nhận hàng hóa và thanh toán giá trị hàng hóa theo hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại cho bên bán nếu vi phạm hợp đồng.
(vii) Giải quyết tranh chấp:
- Cách thức giải quyết tranh chấp (thương lượng, hòa giải, trọng tài, tố tụng tại tòa án).
- Luật pháp áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp.
Dưới đây là mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Tải về Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới nhất 2024
Lưu ý: Mẫu hợp đồng trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?