Tải mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng mới nhất? Giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng là gì?
Tải mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng mới nhất hiện nay? Giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng là gì?
Giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng là văn bản được cá nhân hoặc tổ chức lập ra để cam kết chịu trách nhiệm tự tiến hành việc phá dỡ công trình xây dựng do mình sở hữu hoặc sử dụng. Loại giấy này thường được sử dụng trong các trường hợp liên quan đến xây dựng không phép, sai phép, hoặc khi công trình cần được phá dỡ để phục vụ mục đích chung như giải phóng mặt bằng, cải tạo, hoặc xây dựng mới.
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình là mẫu nào, tuy nhiên, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng sau đây:
TẢI VỀ Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng
Tải mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng mới nhất? Giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng là gì? (Hình từ Internet)
Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Xây dựng 2014;
- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), trình tự thực hiện phá dỡ công trình xây dựng như sau:
Bước 1: Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
Bước 2: Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
Bước 3: Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
Bước 4: Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Chủ sở hữu có phải phá dỡ công trình xây dựng khi phát hiện công trình có dấu hiệu nguy hiểm hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
d) Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
2. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);
b) Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;
...
Như vậy, khi phát hiện công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?