Tải mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân?
- Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân mới nhất?
- Cách lập mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân ra sao?
- Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thời hạn bao lâu?
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân mới nhất?
Hiện nay, mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân là mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
TẢI VỀ mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân mới nhất 2023
Cách lập mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân ra sao?
Cách lập Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân được hướng dẫn theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, như sau:
- Tổ chức tín dụng báo cáo thông qua Hệ thống báo cáo thống kê tập trung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm số liệu toàn hệ thống và số liệu từng chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
- Cột (3): Lũy kế từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổng giá trị nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ).
- Cột (4): Lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực, số tiền lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (5): Lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực, số lượt khách hàng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc và/hoặc lãi) và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (6): Số dư nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ; Trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết nợ được cơ cấu, TCTD báo cáo số dư nợ cơ cấu còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).
- Cột (7): Số tiền lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo Thông tư này tại cuối kỳ báo cáo. (Lưu ý trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết tiền lãi được cơ cấu, Tổ chức tín dụng báo cáo số tiền lãi được cơ cấu còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).
- Cột (8): Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (gốc và/hoặc lãi) tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với số liệu tại cột 6, cột 7).
- Cột (9): Tổng dư nợ (gốc và lãi) của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với các khách hàng được thống kê tại cột 8).
- Cột (10): Tổng dư nợ gốc của khách hàng có khoản nợ có số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (11): Số dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này của khách hàng được thống kê tại cột 8 đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (12): Tổng số khách hàng có số dư nợ được thống kê tại cột 11 tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (13): Tổng số tiền dự phòng phải trích của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (14): Tổng số tiền dự phòng đã trích của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trà nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột ( 15): Số lãi phải thu theo dõi ngoại bảng của các khách hàng được thống kê tại cột 8 đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
- Dòng II báo cáo số liệu phân theo mục đích cho vay: (1) Phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng (theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNN); (2) Phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh (là khoản cho vay/ cho thuê tài chính nhằm phục vụ các mục đích ngoài mục đích tại dòng II.1)
- Dòng III báo cáo số liệu phân theo 21 ngành kinh tế theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Tải mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân? (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thời hạn bao lâu?
Trách nhiệm gửi báo cáo của tổ chức tín dụng là Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
...
5. Trong thời hạn 10 (mười) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng là Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi đặt trụ sở chính về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm Thông tư này.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày đầu tiên của mỗi tháng, Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?