Tài khoản thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng Chính sách xã hội có thể bị phong tỏa trong trường hợp nào?
- Tài khoản thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng Chính sách xã hội có thể bị phong tỏa trong trường hợp nào?
- Ngân hàng Chính sách xã hội phải thông báo về việc phong tỏa tài khoản thanh toán cho chủ tài khoản trong thời hạn bao lâu?
- Tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội có những trạng thái hoạt động nào?
Tài khoản thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng Chính sách xã hội có thể bị phong tỏa trong trường hợp nào?
Theo quy định tại tiết 2 tiểu mục IV Mục 2 Hướng dẫn 1155/NHCS-KTTC năm 2017 quy định thì tài khoản thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng Chính sách xã hội có thể bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền có trong tài khoản trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Cơ quan quản lý Thuế;
- Công an/Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
- Tòa án nhân dân các cấp;
- Cơ quan thi hành án các cấp;
- Cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, Ngành các cấp;
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Ngân hàng Chính sách xã hội phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
(3) Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Tài khoản thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng Chính sách xã hội có thể bị phong tỏa trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách xã hội phải thông báo về việc phong tỏa tài khoản thanh toán cho chủ tài khoản trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn thông báo về việc phong tỏa tài khoản thanh toán được quy định tại tiết 2 tiểu mục IV Mục 2 Hướng dẫn 1155/NHCS-KTTC năm 2017 như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
IV. CHUYỂN ĐỔI TRẠNG THÁI, PHONG TỎA VÀ ĐÓNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN
...
2.2. Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, NHCSXH thông báo bằng văn bản (Mẫu số 13/TGKH) hoặc qua điện thoại (trường hợp khách hàng lựa chọn hình thức thông báo này) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
2.3. Phong tỏa tài khoản chấm dứt khi:
a) Kết thúc thời hạn phong tỏa;
b) Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản;
c) NHCSXH đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
d) Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
...
Như vậy, theo quy định thì Ngân hàng Chính sách xã hội phải thông báo cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán.
Việc phong tỏa tài khoản thanh toán sẽ chấm dứt khi:
(1) Kết thúc thời hạn phong tỏa;
(2) Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản;
(3) Ngân hàng Chính sách xã hội đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
(4) Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội có những trạng thái hoạt động nào?
Trạng thái hoạt động của tài khoản thanh toán được quy định tại tiết 1 tiểu mục IV Mục 2 Hướng dẫn 1155/NHCS-KTTC năm 2017 như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
IV. CHUYỂN ĐỔI TRẠNG THÁI, PHONG TỎA VÀ ĐÓNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN
1. Chuyển đổi trạng thái tài khoản thanh toán
1.1. Trạng thái của tài khoản bao gồm:
a) Hoạt động bình thường.
b) Chỉ được phép hạch toán Nợ hoặc chỉ được phép hạch toán Có.
c) Tạm khóa.
d) Không hoạt động (gọi tắt là chế độ ngủ).
1.2. Tài khoản khách hàng thay đổi trạng thái trong các trường hợp:
a) Chủ tài khoản thanh toán đề nghị NHCSXH nơi mở tài khoản thực hiện thay đổi trạng thái tài khoản (mẫu số 10/TGKH). Trong thời gian tài khoản của khách hàng ở chế độ “tạm khóa” hoặc chế độ “ngủ”, khách hàng không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào trên tài khoản.
b) Tài khoản có số dư dưới 50.000 VND (Năm mươi nghìn đồng) và sau 12 tháng ngừng giao dịch sẽ được tự động chuyển sang chế độ “ngủ”. Sau khi tài khoản đã chuyển sang trạng thái “ngủ”, nếu khách hàng có nhu cầu tiếp tục gửi tiền vào tài khoản, NHCSXH nơi mở tài khoản thực hiện thay đổi trạng thái tài khoản sang “hoạt động”. Tài khoản ở trạng thái “ngủ” không được hưởng lãi tiền gửi.
...
Như vậy, theo quy định, trạng thái hoạt động của tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:
(1) Hoạt động bình thường.
(2) Chỉ được phép hạch toán Nợ hoặc chỉ được phép hạch toán Có.
(3) Tạm khóa.
(4) Không hoạt động (gọi tắt là chế độ ngủ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?