Tài khoản quản trị của mỗi đơn vị Hải quan trên Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung chỉ được thực hiện việc gì?
Tài khoản quản trị là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 240/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
3. “Tài khoản quản trị”: là tài khoản có chức năng quản lý và phân quyền sử dụng cho các tài khoản người dùng.
Theo quy định nêu trên thì tài khoản quản trị là tài khoản có chức năng quản lý và phân quyền sử dụng cho các tài khoản người dùng.
Tài khoản quản trị của mỗi đơn vị Hải quan trên Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung chỉ được thực hiện việc gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 240/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
Quản lý tài khoản đăng nhập Hệ thống QLCBTT
1. Đối với các đơn vị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:
- Mỗi đơn vị đã được cấp 01 tài khoản quản trị trên hệ thống QLCBTT. Tài khoản quản trị của mỗi đơn vị Hải quan trên hệ thống QLCBTT chỉ được thực hiện việc cấp phát, thu hồi quyền hạn cho cán bộ tại đơn vị mình;
- Cán bộ quản trị tại cấp Cục thực hiện phân quyền sử dụng cho cán bộ công chức thuộc Cục.
2. Đối với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan:
- Cục CNTT & Thống kê HQ được phép sử dụng tài khoản Quản trị hệ thống QLCBTT có trách nhiệm cấp phát, thu hồi tài khoản cho các đơn vị.
- Mỗi đơn vị được cấp 02 tài khoản. Riêng Vụ Tổ chức cán bộ được cấp tài khoản cho Lãnh đạo Vụ (được phân quyền theo dõi, khai thác) và các cán bộ chuyên môn.
Căn cứ trên quy định việc quản lý tài khoản đăng nhập Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung đối với các đơn vị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố như sau:
- Mỗi đơn vị đã được cấp 01 tài khoản quản trị trên Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung.
Tài khoản quản trị của mỗi đơn vị Hải quan trên Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung chỉ được thực hiện việc cấp phát, thu hồi quyền hạn cho cán bộ tại đơn vị mình;
- Cán bộ quản trị tại cấp Cục thực hiện phân quyền sử dụng cho cán bộ công chức thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Như vậy, tài khoản quản trị của mỗi đơn vị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trên Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung chỉ được thực hiện việc cấp phát, thu hồi quyền hạn cho cán bộ tại đơn vị mình.
Tài khoản quản trị của mỗi đơn vị Hải quan trên Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung chỉ được thực hiện việc gì? (hình từ Internet)
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý, khai thác sử dụng hệ thống QLCBTT?
Theo Điều 9 Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 240/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và tương đương
1. Tổ chức triển khai và đôn đốc kiểm tra việc nhập thông tin cán bộ trong phạm vi đơn vị quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Phân công cán bộ trực tiếp được phép sử dụng tài khoản người dùng và theo dõi, phụ trách hệ thống QLCBTT.
Theo đó, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức triển khai và đôn đốc kiểm tra việc nhập thông tin cán bộ trong phạm vi đơn vị quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Phân công cán bộ trực tiếp được phép sử dụng tài khoản người dùng và theo dõi, phụ trách Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung.
Bên cạnh đó, theo Điều 10 Quy chế sử dụng Hệ thống Quản lý cán bộ tập trung của ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 240/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định về trách nhiệm của người được phân công trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng hệ thống như sau:
Trách nhiệm của người được phân công trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng hệ thống QLCBTT
1. Được sử dụng tài khoản người dùng của cơ quan, đơn vị để thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin về hồ sơ cán bộ trong đơn vị mình vào hệ thống QLCBTT; quản lý, khai thác hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý; có trách nhiệm bảo quản và bảo mật tài khoản người dùng của cơ quan, đơn vị.
2. Rà soát, cập nhật, điều chỉnh thông tin về hồ sơ cán bộ kịp thời, đầy đủ khi có thay đổi; định kỳ kiểm tra, cập nhật các thông tin theo quy định tại Điều 8 quyết định này.
3. Chịu trách nhiệm tính kịp thời, chính xác các thông tin về cán bộ đã được cập nhật vào hệ thống QLCBTT và đảm bảo tính thống nhất với hồ sơ giấy đang lưu trữ tại cơ quan, đơn vị; khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống QLCBTT để cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác phục vụ công tác quản lý hồ sơ cán bộ.
4. Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin và vận hành thông suốt hệ thống QLCBTT; đề xuất các biện pháp để khai thác và sử dụng hệ thống QLCBTT có hiệu quả, đồng thời nghiên cứu, phát hiện và báo cáo với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để xem xét, xử lý các vấn đề trong công tác quản lý hồ sơ cán bộ đã cập nhật trên hệ thống QLCBTT.
5. Hồ sơ cán bộ điện tử phải được lưu trữ theo chế độ mật như hồ sơ cán bộ giấy theo quy định.
6. Trường hợp mất mật khẩu, tài khoản có dấu hiệu bị đánh cắp mật khẩu phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị và báo cáo bằng văn bản về Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan để được cấp lại mật khẩu mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?