Tài khoản lưu ký chứng khoán của tổ chức mở trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có gì khác so với mở tại thành viên lưu ký?
- Việc quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán đối với từng thành viên lưu ký có giống nhau hay không?
- Tài khoản lưu ký chứng khoán của tổ chức mở trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có gì khác so với mở tại thành viên lưu ký?
- Tài khoản lưu ký của khách hàng gồm những nội dung gì?
Việc quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán đối với từng thành viên lưu ký có giống nhau hay không?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 62 Luật Chứng khoán 2019 về lưu ký chứng khoán có quy định:
"Điều 62. Lưu ký chứng khoán
1. Chứng khoán của công ty đại chúng và chứng khoán của các tổ chức khác niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải được lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trước khi thực hiện giao dịch, trừ trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện quản lý chứng khoán riêng biệt cho từng thành viên lưu ký.
..."
Căn cứ quy định trên, có thể thấy đối với từng thành viên lưu ký, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện quản lý chứng khoán một cách riêng biệt, phù hợp với điều kiện hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên lưu ký.
Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký
Tài khoản lưu ký chứng khoán của tổ chức mở trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có gì khác so với mở tại thành viên lưu ký?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 17 Thông tư 119/2020/TT-BTC có quy định cụ thể về các loại tài khoản mở trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam so với mở tại thành viên lưu ký như sau:
(1) Tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký và tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký và tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
- Tài khoản chứng khoán giao dịch;
- Tài khoản chứng khoán tạm ngừng giao dịch;
- Tài khoản chứng khoán dùng cho các giao dịch bảo đảm;
- Tài khoản chứng khoán phong tỏa, tạm giữ;
- Tài khoản chứng khoán chờ thanh toán;
- Tài khoản chứng khoán chờ về;
- Tài khoản chứng khoán chờ cho vay;
- Tài khoản chứng khoán thế chấp cho khoản vay chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Tài khoản ký quỹ bù trừ trong trường hợp thành viên lưu ký đồng thời là thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
(2) Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của thành viên lưu ký, tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký bao gồm:
- Tài khoản chứng khoán giao dịch;
- Tài khoản chứng khoán tạm ngừng giao dịch;
- Tài khoản chứng khoán dùng cho các giao dịch bảo đảm;
- Tài khoản chứng khoán phong tỏa, tạm giữ;
- Tài khoản chứng khoán chờ thanh toán;
- Tài khoản chứng khoán chờ về;
- Tài khoản chứng khoán chờ cho vay;
- Tài khoản chứng khoán thế chấp cho khoản vay chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Tài khoản ký quỹ bù trừ trong trường hợp thành viên lưu ký đồng thời là thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Các tài khoản khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Dựa vào quy định trên, có thể thấy trường hợp mở trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và trường hợp mở tại thành viên lưu ký thì tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng cũng bao gồm những loại tài khoản gần như giống nhau hoàn toàn.
Tài khoản lưu ký của khách hàng gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 15 và khoản 2 Điều 17 Thông tư 119/2020/TT-BTC, tài khoản lưu ký chứng khoán gồm những nội dung chính sau đây:
(1) Trường hợp tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam:
a) Số tài khoản lưu ký chứng khoán;
b) Tên và địa chỉ của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp;
c) Số lượng, loại và mã chứng khoán lưu ký;
d) Số lượng chứng khoán tăng, giảm và lý do của việc tăng, giảm;
đ) Các thông tin cần thiết khác.
(2) Trường hợp tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký:
a) Số tài khoản lưu ký chứng khoán;
b) Tên và địa chỉ liên lạc của khách hàng là chủ tài khoản;
c) Số, ngày cấp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam; số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với khách hàng là tổ chức trong nước; số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch chứng khoán đối với khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài;
d) Số lượng, loại và mã chứng khoán lưu ký;
đ) Số lượng chứng khoán lưu ký tăng, giảm và lý do của việc tăng, giảm;
e) Các thông tin cần thiết khác.
Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện quản lý chứng khoán riêng biệt cho từng thành viên lưu ký. Pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể trong trường hợp tài khoản lưu ký chứng khoán mở trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và mở tại thành viên lưu ký về các loại tài khoản và nội dung của tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?