Tài khoản định danh điện tử mức độ nào của công dân Việt Nam có giá trị sử dụng tương đương hộ chiếu?
Tài khoản định danh điện tử mức độ nào của công dân Việt Nam có giá trị sử dụng tương đương hộ chiếu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Cá nhân, tổ chức được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải tuân thủ quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử của cá nhân.
2. Việc đăng ký, sử dụng, cung cấp, quản lý danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử phải bảo đảm chính xác, an toàn, bảo mật.
3. Tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 có giá trị sử dụng tương đương thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do bên sử dụng dịch vụ quyết định.
4. Định danh điện tử và xác thực điện tử là dịch vụ cung cấp để phục vụ các tiện ích của cá nhân.
Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng tài khoản định danh điện tử
...
6. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân Việt Nam có giá trị sử dụng tương đương hộ chiếu.
Trong trường hợp nào được khóa tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam?
Theo Điều 10 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định khóa tài khoản định danh điện tử như sau:
Khóa tài khoản định danh điện tử
1. Khi chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình.
2. Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ.
3. Khi chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản dịch vụ đã thỏa thuận với cơ quan cấp tài khoản định danh điện tử.
4. Khi thực hiện xác lập lại hoặc hủy số định danh cá nhân.
5. Khi chủ thể danh tính điện tử chết.
Như vậy, các trường hợp sau đây được khóa tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam:
- Khi chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình.
- Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ.
- Khi chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản dịch vụ đã thỏa thuận với cơ quan cấp tài khoản định danh điện tử.
- Khi thực hiện xác lập lại hoặc hủy số định danh cá nhân.
- Khi chủ thể danh tính điện tử chết.
Tài khoản định danh điện tử mức độ nào của công dân Việt Nam có giá trị sử dụng tương đương hộ chiếu? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
1. Cá nhân đăng ký định danh điện tử, có tài khoản định danh điện tử:
a) Tuân thủ quy định về đăng ký định danh điện tử và xác thực điện tử; sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các giao dịch điện tử khác;
b) Cung cấp và chịu trách nhiệm về các giấy tờ, thông tin đã cung cấp cho cơ quan chức năng để tạo tài khoản định danh điện tử;
c) Quản lý, bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử, không được cho người khác sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình, bảo đảm sử dụng tài khoản định danh điện tử an toàn;
d) Chịu trách nhiệm về các giao dịch đã thực hiện và quy định của các bên có liên quan đối với các giao dịch điện tử;
đ) Được thông báo về tình trạng hoạt động của tài khoản định danh điện tử.
2. Tổ chức, cá nhân khác sử dụng tài khoản định danh điện tử hoặc xác thực điện tử:
a) Bảo đảm hạ tầng công nghệ, an toàn, bảo mật để kết nối sử dụng dịch vụ xác thực điện tử;
b) Lựa chọn mức độ của tài khoản định danh điện tử đối với từng dịch vụ cung cấp trên môi trường điện tử;
c) Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công dân Việt Nam đăng ký định danh điện tử, có tài khoản định danh điện tử có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Tuân thủ quy định về đăng ký định danh điện tử và xác thực điện tử; sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các giao dịch điện tử khác;
- Cung cấp và chịu trách nhiệm về các giấy tờ, thông tin đã cung cấp cho cơ quan chức năng để tạo tài khoản định danh điện tử;
- Quản lý, bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử, không được cho người khác sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình, bảo đảm sử dụng tài khoản định danh điện tử an toàn;
- Chịu trách nhiệm về các giao dịch đã thực hiện và quy định của các bên có liên quan đối với các giao dịch điện tử;
- Được thông báo về tình trạng hoạt động của tài khoản định danh điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?