Tại kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh thì việc xác định, đánh giá rủi ro thiên tai được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án tại kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp là mẫu nào?
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh là gì?
- Việc xác định, đánh giá rủi ro thiên tai tại kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án tại kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp là mẫu nào?
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án tại kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp được quy định tại Phụ lục V được ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT.
Tải về Mẫu báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án tại kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh là gì?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh được quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT; cụ thể như sau:
Xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể và phân công trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phòng, chống thiên tai; tiến độ và các nguồn lực đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch phòng, chống thiên tai.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm để thực hiện các mục tiêu đề ra của kế hoạch 05 năm; rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai hằng năm và 05 năm.
- Triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh; tổng hợp, báo cáo, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch hằng năm và 05 năm.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh là gì? (Hình từ Internet)
Việc xác định, đánh giá rủi ro thiên tai tại kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Việc xác định, đánh giá rủi ro thiên tai tại kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh được quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT; cụ thể như sau:
(i) Xác định loại hình thiên tai thường gặp theo phân vùng rủi ro thiên tai ban hành tại Bảng 1, Phụ lục I kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT và bản đồ cảnh báo thiên tai của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật phòng, chống thiên tai 2013.
STT | Vùng | Các loại hình thiên tai điển hình |
1 | Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. | Lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, mưa lớn, lốc, mưa đá, cháy rừng do tự nhiên. |
2 | Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ | Lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại, nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, cháy rừng do tự nhiên. |
3 | Duyên hải miền Trung | Lũ, ngập lụt, bão, áp thấp nhiệt đới, nước dâng, hạn hán, nắng nóng, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, mưa lớn, cháy rừng do tự nhiên. |
4 | Tây Nguyên, Đông Nam Bộ | Nắng nóng, hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, mưa đá, lốc, sét, cháy rừng do tự nhiên. |
5 | Đồng bằng sông Cửu Long | Áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, triều cường, nước dâng do bão, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, lốc, sét, cháy rừng do tự nhiên. |
6 | Các đô thị lớn | Ngập úng do mưa lớn, lũ, triều cường, bão, lốc. |
7 | Trên biển và hải đảo | Áp thấp nhiệt đới, bão, gió mạnh, nước dâng. |
Bảng 1. Phân vùng thiên tai điển hình
(ii) Đánh giá rủi ro thiên tai
- Phạm vi đánh giá:
Phạm vi không gian là đánh giá rủi ro thiên tai theo đơn vị hành chính của địa phương; phạm vi thời gian là đánh giá rủi ro thiên tai trong tương lai do tác động của biến đổi khí hậu (theo kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố), chuỗi số liệu thu thập về cường độ của thiên tai và thiệt hại trong quá khứ trong vòng 05 đến 10 năm gần nhất và thống kê các thiên tai lịch sử, thiên tai lớn đã xảy ra trước đó;
- Phương pháp, nội dung đánh giá, theo trình tự như sau:
Đánh giá cường độ của từng loại hình thiên tai điển hình tại địa phương dựa vào quy định về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, dựa vào số liệu đo đạc thực tế, kết quả tính toán để đánh giá cường độ của từng loại hình thiên tai điển hình ở địa phương; đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của từng đối tượng chịu tác động như:
- Con người, nhà ở, một số ngành kinh tế chính (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch), cơ sở hạ tầng (giao thông, xây dựng, điện lực, viễn thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, y tế, giáo dục, văn hóa);
- Đánh giá tổng hợp mức độ rủi ro của từng loại hình thiên tai tác động lên từng đối tượng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý.
(iii) Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai của địa phương với tỉ lệ trong khoảng từ 1:5.000 đến 1:50.000 và phù hợp với bản đồ hành chính các cấp của địa phương; các khu vực trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai, mật độ dân cư cao cần xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1:5.000; mô tả mức độ rủi ro đối với từng loại hình thiên tai bằng các màu khác nhau (màu xanh dương nhạt: rủi ro nhỏ, màu vàng nhạt: rủi ro trung bình, màu da cam: rủi ro lớn, màu đỏ: rủi ro rất lớn và màu tím: thảm họa).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?