Tài chính của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam gồm những nguồn thu nào? Quản lý, sử dụng tài chính của Hội như thế nào?
Tài chính của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam gồm những nguồn thu nào?
Nguồn thu tài chính của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam quy định ở Điều 22 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-BNV năm 2021 cụ thể:
Tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a) Nguồn thu của Hội:
- Hội phí hằng năm do hội viên đóng;
- Thu từ các hoạt động dịch vụ hợp pháp của Hội và các nguồn thu do các đơn vị trực thuộc Hội đóng góp theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
- Tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, ủng hộ theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu hợp pháp khác.
b) Các khoản chi của Hội:
- Chi hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của Hội;
- Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc;
- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành Hội phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tài sản của Hội: tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Theo đó, nguồn thu của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam gồm:
- Hội phí hằng năm do hội viên đóng;
- Thu từ các hoạt động dịch vụ hợp pháp của Hội và các nguồn thu do các đơn vị trực thuộc Hội đóng góp theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
- Tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, ủng hộ theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu hợp pháp khác.
Tài chính của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng tài chính của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam như thế nào?
Quản lý, sử dụng tài chính của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam quy định ở Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-BNV năm 2021 cụ thể:
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính, tài sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội, theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Ban Chấp hành Hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
Như vậy, việc quản lý, sử dụng tài chính của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam như sau:
- Tài chính, tài sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội, theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Tài chính, tài sản của Hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Ban Chấp hành Hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam theo Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Nhiệm vụ
1. Hội thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao trong việc bảo vệ (sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, truyền dạy) các di sản văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam theo quy định của Điều lệ hội và quy định của pháp luật.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên, tổ chức những hoạt động văn nghệ dân gian Việt Nam nhằm gìn giữ, phát huy và kế thừa những tinh hoa văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú, quý báu của các dân tộc trong cả nước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội theo Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
4. Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương thực hiện các chương trình, đề tài sưu tầm văn hóa văn nghệ dân gian theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
5. Thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
6. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước, Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
7. Thực hiện tư vấn, phản biện, giám định xã hội về văn hóa văn nghệ dân gian theo quy định của pháp luật.
8. Đề xuất với Đảng, Nhà nước các cơ chế, chính sách trong việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa văn nghệ dân gian theo quy định của pháp luật.
9. Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
10. Xây dựng và ban hành các quy chế, quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
11. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Theo đó, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?