Tải bản word Mẫu Hợp đồng thầu phụ mới nhất hiện nay? Hợp đồng thầu phụ cần có những nội dung gì?
Hợp đồng thầu phụ là một loại hợp đồng xây dựng đúng không?
Các loại hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Các loại hợp đồng xây dựng
...
3. Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
b) Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
c) Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
d) Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.
Theo đó, hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
Trong đó, nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu (theo khoản 12 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP).
Tải bản word Mẫu Hợp đồng thầu phụ mới nhất hiện nay? Hợp đồng thầu phụ cần có những nội dung gì? (hình từ internet)
Một hợp đồng thầu chính có thể có tối đa bao nhiêu hợp đồng thầu phụ?
Hợp đồng thầu phụ được quy định tại Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng thầu phụ
1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:
a) Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
b) Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
c) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
d) Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.
đ) Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
2. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có)
a) Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.
b) Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ.
c) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.
3. Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Nhà thầu phụ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Hay nói cách khác, pháp luật không quy định một hợp đồng thầu chính có tối đa bao nhiêu hợp đồng thầu phụ mà sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Tải bản word Mẫu Hợp đồng thầu phụ mới nhất hiện nay? Hợp đồng thầu phụ cần có những nội dung gì?
Hiện nay Luật Xây dựng 2014, Nghị định 37/2015/NĐ-CP cũng như các văn bản liên quan không đề cập về Mẫu Hợp đồng thầu phụ. Tuy nhiên, hợp đồng thầu phụ trong xây dựng nên có các nội dung sau:
- Định nghĩa và diễn giải các thuật ngữ trong hợp đồng;
- Các tài liệu của Hợp đồng thầu phụ;
- Thời gian thi công và thời hạn hoàn thành Công việc;
- Giá trị Hợp đồng thầu phụ;
- Phương thức thanh toán;
- Phạm vi Công việc và trách nhiệm Nhà thầu phụ;
- Vi phạm thời hạn hoàn thành Công việc;
- Bàn giao Công việc;
- Bảo hành Công việc;
- Nhà thầu phụ hoạt động độc lập;
- Luật áp dụng;
- Giả quyết tranh chấp;
- Hiệu lực của Hợp đồng thầu phụ;
- Những thoả thuận khác.
Tham khảo Mẫu Hợp đồng thầu phụ mới nhất hiện nay:
Tải về Mẫu Hợp đồng thầu phụ mới nhất năm 2024
>>> Tổng hợp một số mẫu Hợp đồng xây dựng thông dụng hiện nay:
Tải mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng: Tại đây
Tải mẫu hợp đồng thi công xây dựng: Tại đây
Tải mẫu hợp đồng xây dựng nhà: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?