Tải bản word mẫu Hợp đồng mua bán phân bón mới nhất hiện nay? Hợp đồng này gồm những nội dung nào?
Tải bản word mẫu Hợp đồng mua bán phân bón mới nhất hiện nay? Hợp đồng này gồm những nội dung nào?
Theo khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 giải thích thì phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không quy định về mẫu Hợp đồng mua bán phân bón, tuy nhiên hợp đồng này nên có những nội dung cơ bản sau:
(i) Hàng hoá và quy cách kỹ thuật;
(ii) Đơn giá- Số lượng - Tổng giá trị;
(iii) Gửi và giao hàng;
(iv) Thanh toán;
(v) Bất khả kháng;
(vi) Trọng tài;
(vii) Xử phạt;
(viii) Ðiều kiện chung.
Dưới đây là mẫu Hợp đồng mua bán phân bón mới nhất hiện nay:
Tải về Mẫu Hợp đồng mua bán phân bón mới nhất 2024
Lưu ý: Mẫu Hợp đồng mua bán phân bón nêu trên chỉ mang giá trị tham khảo.
Tải bản word mẫu Hợp đồng mua bán phân bón mới nhất hiện nay? Hợp đồng này gồm những nội dung nào? (hình từ internet)
Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện đúng không?
Yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành, phân loại phân bón được quy định tại Điều 36 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành, phân loại phân bón
1. Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này; phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và được gia hạn.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực phân bón tại Việt Nam được đứng tên đăng ký công nhận lưu hành phân bón.
4. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón.
5. Chính phủ quy định về phân loại phân bón.
Theo đó, phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ:
- Phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại;
- Phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này;
- Phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân mua bán phân bón do mình sản xuất thì có cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón không?
Điều kiện buôn bán phân bón được quy định tại Điều 42 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Điều kiện buôn bán phân bón
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
a) Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
b) Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
c) Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Như vậy, trường hợp tổ chức, cá nhân mua bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Theo Điều 51 Luật Trồng trọt 2018 thì tổ chức, cá nhân mua bán phân bón có các quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón có quyền sau đây:
- Buôn bán phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam;
- Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng, bồi dưỡng chuyên môn phân bón.
(2) Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón có nghĩa vụ sau đây:
- Duy trì đầy đủ các điều kiện buôn bán phân bón quy định tại Điều 42 của Luật này trong quá trình buôn bán phân bón;
- Bảo quản phân bón ở nơi khô ráo, không để lẫn với các loại hàng hóa khác làm ảnh hưởng đến chất lượng phân bón;
- Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cung cấp chứng từ hợp pháp để truy xuất nguồn gốc phân bón;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng nội dung ghi trên nhãn phân bón;
- Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?