Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có được quyền nêu tên thật khi tác phẩm được công bố hay sử dụng không?
Trong trường hợp ký kết hợp đồng để viết chương trình máy tính thì chủ sở hữu có phải là tác giả không?
Theo Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, cụ thể:
- Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp giao kết hợp đồng thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính là tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không đồng thời là tác giả và có các quyền nhân thân quy định tại Điều 20 và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật này.
Chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính
Quyền tác giả đối với chương trình máy tính được quy định như thế nào?
Theo Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được quy định như sau:
- Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
- Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có được quyền nêu tên thật khi tác phẩm được công bố hay sử dụng không?
Theo Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì quyền tác giả đối với chương trình máy tính được quy định như sau:
- Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.
Theo Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Như vậy, tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính thì vẫn được quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nếu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
Hành vi không nêu tên thật tác giả khi công bố, sử dụng chương trình máy tính bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
+ Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Đây là mức phạt áp dụng cho cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 2 Điều 2 Nghị định này).
Như vậy, đối với tổ chức có hành vi sử dụng chương trình máy tính mà không nêu tên thật, bút danh tác giả thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch, buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?