Súng bắn điện có phải là vũ khí nguy hiểm không? Hành vi cướp tài sản của phụ nữ mang thai bị xử lý như thế nào?

Ngày 02/10/2022, trên đường đi chơi về tôi bị hai thanh niên áp xe dùng súng bắn điện đe dọa bắt tôi dừng xe lại trên địa bàn huyện Bình Chánh. Vì quá sợ hãi và đang mang thai nên tôi đã dừng xe, hai thanh niên lấy đi chiếc xe cùng điện thoại của tôi. Cho tôi hỏi hành vi trên của hai thanh niên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào? Và tôi muốn hỏi thêm súng bắn điện có được xem là vũ khí nguy hiểm không? - Câu hỏi của chị Trâm (TP. HCM).

Súng bắn điện có phải là vũ khí nguy hiểm không?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Giải thích từ ngữ
11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Theo đó, căn cứ điểm a khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì súng bắn điện là công cụ hỗ trợ, không phải là vũ khí nguy hiểm.

Ngoài ra, cũng theo tại điểm a khoản 11 Điều này quy định người được giao công cụ hỗ trợ là người được sử dụng công cụ hỗ trợ để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Như vậy, hành vi hai thanh niên sử dụng súng bắn điện khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện của người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Hành vi cướp tài sản của phụ nữ mang thai bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

toi-cuong-doat-tai-san

Hành vi cướp tài sản của phụ nữ mang thai bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau:

Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
...

Theo đó, khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hành vi cướp tài sản có thể hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, trong trường hợp hai thanh niên áp xe dùng súng bắn điện đe dọa bắt bạn dừng xe và lấy đi chiếc xe cùng điện thoại của bạn có thể được xem là hành vi cướp tài sản.

Người có hành vi cướp tài sản của phụ nữ mang thai bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, trường hợp độ tuổi của hai thanh niên từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.

Căn cứ theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau:

Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo trường hợp của bạn là phụ nữ mang thai, hành vi nêu trên của hai thanh niên được xác định là hành vi phạm tội cướp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 và có thể bị xử phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Tội cướp tài sản Tải về quy định liên quan đến Tội cướp tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn điều tra đối với tội cướp tài sản, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cướp giật tài sản là bao lâu?
Pháp luật
Hai người cùng cấu kết, dàn cảnh để thực hiện hành vi cướp tài sản của người khác thì có được gọi là phạm tội có tổ chức không?
Pháp luật
Thiếu niên 17 tuổi cướp tiệm vàng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Phạm tội lần đầu có được giảm nhẹ hình phạt?
Pháp luật
Cướp vàng giả thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Được xếp vào loại tội phạm nào?
Pháp luật
Tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Pháp luật hình sự về tội cướp tài sản và giết người? 14 tuổi phạm tội cướp tài sản, giết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Cướp ngân hàng bị phạt tù bao nhiêu năm? Chỉ mới chuẩn bị để thực hiện cướp ngân hàng thì có bị phạt tù hay không?
Pháp luật
Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội Cướp tài sản có những nội dung như thế nào?
Pháp luật
Dùng mã tấu đe dọa nhân viên để cướp 5 hộp bánh Trung thu và 2 lồng đèn thì có bị phạt tù không?
Pháp luật
Phạm tội cướp tài sản chưa đạt có bị áp dụng hình phạt tử hình hay không? Phạm tội cướp tài sản có được tha tù trước thời hạn không?
Pháp luật
Người dưới 13 tuổi phạm tội cướp tài sản bị xử lý như thế nào? Đối tượng nào áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội cướp tài sản
2,438 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội cướp tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội cướp tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào