Sữa tươi tiệt trùng có được sử dụng phụ gia thực phẩm không? Tên chỉ tiêu và mức tối đa hàm lượng kim loại nặng trong sữa tươi tiệt trùng được quy định thế nào?
- Sữa tươi tiệt trùng có sử dụng phụ gia thực phẩm hay không?
- Nguyên liệu, chỉ tiêu cảm quan và các chỉ yêu lý - hóa đối với sữa tươi tiệt trùng cần tuân thủ theo các yêu cầu gì?
- Tên chỉ tiêu và mức tối đa hàm lượng kim loại nặng trong sữa tươi tiệt trùng được quy định thế nào?
- Việc bảo quản và vận chuyển sữa tươi tiệt trùng cần đảm bảo thực hiện như thế nào đúng với Tiêu chuẩn?
Sữa tươi tiệt trùng có sử dụng phụ gia thực phẩm hay không?
Sữa tươi tiệt trùng (Hình từ Internet)
Theo Mục 3.2 và Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7028:2009 về Sữa tươi tiệt trùng có giải thích như sau:
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng (Sterilized fresh whole milk)
Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu sữa tươi, không bổ sung bất kỳ một thành phấn nào của sữa cũng như không bổ sung các phụ gia thực phẩm, đã qua xử lý ở nhiệt độ cao.
3.2. Sữa tươi tiệt trùng (Sterilized fresh milk)
Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu sữa tươi, có bổ sung đường, các loại nguyên liêu khác như các loại nước quả, cacao để tạo hương vị cho sản phẩm, có hoặc không bổ sung phụ gia thực phẩm, đã qua xử lý ở nhiệt độ cao.
...
5. Phụ gia thực phẩm
Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm theo quy định hiện hành.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy sữa tươi tiệt trùng có thể hoặc không bổ sung phụ gia thực phẩm.
Lưu ý rằng chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm theo quy định hiện hành.
Nguyên liệu, chỉ tiêu cảm quan và các chỉ yêu lý - hóa đối với sữa tươi tiệt trùng cần tuân thủ theo các yêu cầu gì?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7028:2009 về Sữa tươi tiệt trùng, nguyên liệu, chỉ tiêu cảm quan và các chỉ yêu lý - hóa đối với sữa tươi tiệt trùng phải tuân thủ các yêu cầu như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Nguyên liệu
4.1.1. Nguyên liệu chính
- Sữa tươi nguyên liệu: phù hợp với TCVN 7405:2004.
4.1.2. Thành phần bổ sung
- Các loại đường, cacao: đạt yêu cầu để dùng làm thực phẩm;
- Nước quả, phù hợp với TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247-2005).
4.2. Chỉ tiêu cảm quan, được qui định trong Bảng 1
Bảng 1 - Các chỉ tiêu cảm quan
Chỉ tiêu - Yêu cầu
1 Màu sắc:Màu đặc trưng của sản phẩm
2 Mùi, vị: Mùi, vị đặc trưng của sản phẩm, không có mùi, vị lạ
3 Trạng thái: Dịch thể đồng nhất
4.3. Các chỉ tiêu lý - hoá, được qui định trong Bảng 2
Bảng 2 - Các chỉ tiêu lý - hoá
Tên chỉ tiêu - Mức yêu cầu
1. Hàm lượng chất khô, % khối lượng, không nhỏ hơn: 11,5
2. Hàm lượng chất béo, % khối lượng, không nhỏ hơn: 3,2
3. Tỷ trọng của sữa ở 20 °C, g/ml, không nhỏ hơn: 1,027*
4. Độ axit, °T: 14 đến 18*
* Chỉ áp dụng cho các sản phẩm trong 3.1.
Tên chỉ tiêu và mức tối đa hàm lượng kim loại nặng trong sữa tươi tiệt trùng được quy định thế nào?
Về hàm lượng kim loại nặng, được qui định trong Bảng 3 Mục 4..4.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7028:2009 về Sữa tươi tiệt trùng thì:
Các chất nhiễm bẩn
4.4.1. Hàm lượng kim loại nặng, được qui định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Hàm lượng kim loại nặng
Tên chỉ tiêu - Mức tối đa
1. Antimon, mg/kg: 1,0
2. Asen, mg/kg: 0,5
3. Chì, mg/kg: 0,02
4. Cadimi, mg/kg: 1,0
5. Thủy ngân, mg/kg: 0,05
6. Đồng, mg/kg: 30
7. Kẽm, mg/kg: 40
4.4.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc thú y: Theo quy định hiện hành.
4.5. Các chỉ tiêu vi sinh vật, được qui định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Các chỉ tiêu vi sinh vật
Tên chỉ tiêu - Mức cho phép
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm: 102
2. Coliform, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm: Không được có
3. E. coli, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm: Không được có
4. Salmonella, số khuẩn lạc trong 25 ml sản phẩm: Không được có
5. Staphylococcus aureus, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm: Không được có
6. Listeria monocytogenes, số khuẩn lạc trong 25 ml sản phẩm: Không đưọc có.
Theo đó, có 07 chỉ tiêu kèm theo mức tối đa hàm lượng kim loại nặng trong sữa tươi đó là: Antimon, mg/kg: 1,0. Asen, mg/kg: 0,5. Chì, mg/kg: 0,02. Cadimi, mg/kg: 1,0. Thủy ngân, mg/kg: 0,05. Đồng, mg/kg: 30. Kẽm, mg/kg: 40.
Việc bảo quản và vận chuyển sữa tươi tiệt trùng cần đảm bảo thực hiện như thế nào đúng với Tiêu chuẩn?
Theo Mục 7.3 và Mục 7.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7028:2009 về Sữa tươi tiệt trùng quy định việc bảo quản và vận chuyển sữa tươi tiệt trùng, cụ thể là:
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
7.1. Ghi nhãn
Ghi nhãn theo quy định hiện hành và TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), ngoài ra trên nhãn cần ghi rõ tên sản phẩm phù hợp với phần tương ứng trong Điều 3 của tiêu chuẩn này, ví dụ: “Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng” hoặc “Sữa tươi ….. X….. tiệt trùng”, trong đó X là thành phần hoặc hưong liệu được bổ sung để tạo hương vị cho sản phẩm.
7.2. Bao gói
Sữa tươi tiệt trùng được đóng gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.
7.3. Bảo quản
Sữa tươi tiệt trùng được bảo quản ở nơi khô, mát, tránh ánh sáng mặt trời, đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
7.4. Vận chuyển
Sữa tươi tiệt trùng được vận chuyển bằng các phương tiện đảm bảo phải khô, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến sản phẩm.
Như vậy, liên quan đến bảo quản và vận chuyển sữa tươi, sữa tươi tiệt trùng được bảo quản ở nơi khô, mát, tránh ánh sáng mặt trời, đảm bảo chất lượng của sản phẩm và được vận chuyển bằng các phương tiện đảm bảo phải khô, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?