Sửa đổi Hiến pháp theo Kết luận 127: Phạm vi sửa đổi và thời gian hoàn thành? Tổ chức thực hiện Kết luận 127 thế nào?
Sửa đổi Hiến pháp theo Kết luận 127: Phạm vi sửa đổi và thời gian hoàn thành?
Căn cứ tại Mục 6 Phần II Kết luận 127-KL/TW năm 2025 về rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước:
KẾT LUẬN
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
...
II- NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
...
6. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
...
- Giao Đảng ủy Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Đảng ủy Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, báo cáo Bộ Chính trị vào đầu tháng 3/2025 để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025; thời gian hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp chậm nhất ngày 30/6/2025.
Như vậy, sẽ nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, báo cáo Bộ Chính trị vào đầu tháng 3/2025 để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025
Thời gian hoàn thành việc Sửa đổi Hiến pháp theo Kết luận 127 là chậm nhất ngày 30/6/2025.
Sửa đổi Hiến pháp theo Kết luận 127: Phạm vi sửa đổi và thời gian hoàn thành? Chi tiết các bước sửa đổi Hiến pháp? (Hình từ Internet)
Chi tiết các bước sửa đổi Hiến pháp?
Các bước sửa đổi Hiến pháp được quy định tại Điều 120 Hiến Pháp 2013 như sau:
- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
- Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Như vậy, các bước sửa đổi Hiến pháp được quy định nêu trên. Khi sửa đổi Hiến pháp thì Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
Tổ chức thực hiện Kết luận 127 thế nào?
Tổ chức thực hiện Kết luận 127 được quy định tại Phần III Kết luận 127-KL/TW năm 2025, cụ thể:
(1) Giao Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng; các Đảng uỷ: Chính phủ; Quốc hội; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; Toà án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Tư pháp; Bộ Nội vụ và các cấp uỷ, tổ chức đảng căn cứ Kết luận này để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện, bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông các nhiệm vụ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức để thực hiện đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
Quá trình xây dựng các đề án cần chú ý tập trung đánh giá kỹ lưỡng tác động của phương án sắp xếp, dự báo, xác định những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh và xây dựng phương án, giải quyết cụ thể; bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, không để gián đoạn công việc.
(2) Giao Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương xây dựng kế hoạch, kịp thời chỉ đạo nội dung tuyên truyền về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho phù hợp; các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chủ động quán triệt phối hợp tuyên truyền sâu rộng chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong xã hội, nhất là đối với cán bộ, đảng viên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm không để ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(3) Giao các đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ động quán triệt, trao đổi, nắm tình hình về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tại các địa phương. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị.
(4) Giao các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung nêu tại Kết luận này.
(5) Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Kết luận này bảo đảm chất lượng và tiến độ đề ra.
Trong quá trình thực hiện, các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18 (qua Ban Tổ chức Trung ương) khi có vướng mắc phát sinh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kế hoạch tổ chức Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2025 trường học các cấp? Kế hoạch tổ chức Ngày Sách Việt Nam 2025?
- Ngày 14 4 là ngày gì ai tặng quà cho ai? 14 2 14 3 14 4 là gì? 14 4 là valentine gì? Valentine Đen ai tặng quà cho ai?
- Sáp nhập tỉnh: Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập được xác định ra sao?
- Ai là người được trang bị vũ khí quân dụng? Việc tàng trữ vũ khí quân dụng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Trường hợp nào người được hưởng án treo bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo?