Sửa chữa tác phẩm văn học nhưng không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì có vi phạm pháp luật không?
- Sửa chữa tác phẩm văn học nhưng không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì có vi phạm pháp luật không?
- Sửa chữa tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người sửa chữa tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả không?
Sửa chữa tác phẩm văn học nhưng không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
....
Theo đó, việc sửa chữa tác phẩm văn học nhưng không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì không được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả nên người thực hiện không vi phạm pháp luật.
Tác phẩm văn học (Hình từ Internet)
Sửa chữa tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm như sau:
Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, người sửa chữa tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người vi phạm còn buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm.
Đồng thời buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Lưu ý, khung phạt tiền trên là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ một số trường hợp cụ thể theo quy định và đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người sửa chữa tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả không?
Theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng.
Do người sửa chữa tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?