Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật là gì? Việt Nam gia nhập Công ước Berne khi nào?
- Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật là gì? Việt Nam gia nhập Công ước Berne khi nào?
- Cơ quan nào có quyền chấp thuận sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Phụ lục Công ước Berne?
- Tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước là tổ chức nào?
Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật là gì? Việt Nam gia nhập Công ước Berne khi nào?
Công ước Berne trong tiếng Anh là Berne Convention.
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works) gọi tắt là Công ước Berne, được ban hành năm 1886 tại Berne.
Mục đích của Công ước Berne được thể hiện tại lời nói đầu "để bảo vệ một cách hữu hiệu và thống nhất các quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật".
Công ước Berne đề ra 03 nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc "đối xử quốc gia": những tác phẩm có nguồn gốc tại một trong số các quốc gia thành viên phải được bảo hộ như nhau tại một quốc gia thành viên như sự bảo hộ những tác phẩm của công dân nước họ.
- Nguyên tắc bảo hộ tự động: việc đối xử quốc gia không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào, nói cách khác việc bảo hộ được trao tự động mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng kí, lưu trữ hoặc hình thức tương tự.
- Nguyên tắc bảo hộ độc lập: việc hưởng và thực hiện các quyền được độc lập với việc bảo hộ hiện có tại nước xuất xứ của tác phẩm.
Ngày 07/6/2004, Chủ tịch nước ban hành Quyết định 332/2004/QĐ-CTN năm 2004 về việc gia nhập Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật vào ngày 26/10/2004.
Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật là gì? Việt Nam gia nhập Công ước Berne khi nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền chấp thuận sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Phụ lục Công ước Berne?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 01/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
- Xây dựng, ban hành, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan;
- Hướng dẫn việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
- Quản lý, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước đại diện quản lý theo quy định của pháp luật;
- Quản lý hoạt động cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
- Quản lý hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật;
- Chấp thuận việc dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Phụ lục Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Như vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn về việc chấp thuận việc dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Phụ lục Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước là tổ chức nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 01/2023/NĐ-CP thì tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước là:
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch, Tài chính.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Đào tạo.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Vụ Thư viện.
- Vụ Văn hóa dân tộc.
- Vụ Gia đình.
- Văn phòng Bộ.
- Thanh tra Bộ.
- Cục Di sản văn hóa.
- Cục Nghệ thuật biểu diễn.
- Cục Điện ảnh.
- Cục Bản quyền tác giả.
- Cục Văn hóa cơ sở.
- Cục Hợp tác quốc tế.
- Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
- Cục Thể dục thể thao.
- Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
- Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?