Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm có bị đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh hay không?
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến thực phẩm
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng;
b) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 50.000.000 đồng.
...
Hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 50.000.000 đồng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến thực phẩm
...
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Ngoài mức xử phạt hành chính đối với trị giá sản phẩm dưới 50.000.000 đồng, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Mức phạt đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP và khoản 4 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm.
Nếu chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP)
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên bị xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 100.000.000 đồng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi này.
Mức phạt tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP là mức phạt đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, nếu chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là cá nhân thì mức phạt hành chính sẽ bằng một nửa mức phạt của tổ chức (theo điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Thuốc bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm có bị đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh hay không?
Theo khoản 6 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm có thể bị đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP;
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP;
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm bị buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm quy định.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân còn bị buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và khoản 5 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công thức tính thể tích hình lập phương? Môn toán học có đặc điểm thế nào? Phương pháp dạy môn Toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bản nào?
- Diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh là bao nhiêu theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào sáp nhập tỉnh?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động ra sao?
- Đường đô thị bao gồm những đường nào? Số hiệu của đường đô thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc quản lý đường đô thị?
- Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm tài liệu gì?