Sử dụng thẻ Căn cước công dân đến năm bao nhiêu tuổi thì phải đổi thẻ Căn cước mới theo quy định?
Sử dụng thẻ Căn cước công dân đến năm bao nhiêu tuổi thì phải đổi thẻ Căn cước mới theo quy định?
Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng, nó thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.
Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo quy định thì công dân phải đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Tuy nhiên, đối với những người được cấp thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì thẻ Căn cước công dân vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ví dụ, trong trường hợp của chị cả 2 người đều sinh năm 1999 nhưng một người phải đổi thẻ căn cước mới vào năm 2024 (tức năm người đó 25 tuổi); một người còn lại phải đổi thẻ căn cước mới vào năm 2039 (tức năm người đó 40 tuổi).
Lý giải cho trường hợp này là vì:
- Thẻ Căn cước công dân của người phải đổi vào năm 2024 được làm trước năm 2022, do đó họ phải đổi thẻ căn cước khi đủ 25 tuổi.
- Còn thẻ căn cước công dân của người phải đổi vào năm 2039 được làm từ năm 2022 trở về sau cho nên thẻ Căn cước công dân của họ vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo (năm họ 40 tuổi).
Vào năm 2024, những người có năm sinh là 1999, 1984 và 1964 nếu thẻ Căn cước công dân của họ được cấp từ trước năm 2022 thì sẽ hết hạn sử dụng và phải làm thủ tục đổi thẻ mới.
Trường hợp những người sinh vào một trong các năm 1999, 1984 và 1964 mà đã đổi thẻ Căn cước công dân mới từ năm 2022 trở đi thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ này đến độ tuổi phải đổi thẻ tiếp theo.
Sử dụng thẻ Căn cước công dân đến năm bao nhiêu tuổi thì phải đổi thẻ Căn cước mới theo quy định? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải về quê để xin đổi thẻ Căn cước công dân không?
Địa điểm tiếp nhận đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA như sau:
Tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định thì công dân có thể trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, trường hợp muốn xin đổi thẻ Căn cước công dân thì không cần về quê, công dân có thể đến cơ quan công an có thẩm quyền nơi mình đang tạm trụ để làm thủ tục xin đổi thẻ mới.
Không đổi thẻ căn cước công dân khi hết hạn, công dân bị phạt hành chính tối đa bao nhiêu?
Hình thức xử phạt đối với hành vi không đổi thẻ Căn cước công dân khi hết hạn được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, công dân không đổi thẻ Căn cước công dân khi hết hạn có thể bị phạt hành chính đến 500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?