Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín thì bị phạt theo quy định nào?
- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín thì bị phạt theo quy định nào?
- Mức phạt tiền khi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có khác nhau không?
- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín thì có bị xử phạt bổ sung gì không?
Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín thì bị phạt theo quy định nào?
Tại điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
b) Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
c) Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
d) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
đ) Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn."
Như vậy, đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang thì bị xử phạt theo quy định trên.
chế biến thức ăn
Mức phạt tiền khi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có khác nhau không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) như sau:
"Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
..."
Như vậy, mức phạt tiền khi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín đối với cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ khác nhau. Nếu là tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi so với quy định tại khoản 1 Điều 15 quy định trên.
Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín thì có bị xử phạt bổ sung gì không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này."
Theo đó, sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín thì không bị xử phạt bổ sung gì thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?