Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là gì? Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của ngân hàng thương mại có phải là công việc nội bộ?
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
9. Nợ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 quy định tại Nghị định này là nợ được phân loại theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng.
Như vậy, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được hiểu là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng.
Theo đó, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là gì? Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của ngân hàng thương mại có phải là công việc nội bộ? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của ngân hàng thương mại có phải là công việc nội bộ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
...
4. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro có phải là công việc nội bộ của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại được quyết định xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng trong bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
1. Sau thời gian tối thiểu 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Các khoản nợ được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải theo dõi trong hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng tại doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng, trừ các khoản nợ mà khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân đã chết, bị tuyên bố mất tích theo quyết định của Tòa án và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, ngân hàng thương mại được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau thời gian tối thiểu 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì đối với ngân hàng thương mại mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
- Phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bằng văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính;
- Phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?