Sử dụng cổ phiếu của khách hàng để cầm cố thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, mức xử phạt là bao nhiêu tiền?
Cổ phiếu có phải là chứng khoán?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì chứng khoản bao gồm các loại như sau:
+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
+ Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
+ Chứng khoán phái sinh;
+ Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, cổ phiếu là chứng khoán.
Sử dụng cổ phiếu của khách hàng để cầm cố thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, mức xử phạt là bao nhiêu tiền?
Sử dụng cổ phiếu của khách hàng để cầm cố thì có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên, việc sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố là hành vi vi phạm pháp luật.
Mức xử phạt việc cá nhân sử dụng cổ phiếu của khách hàng để cầm cố là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP và khoản 46 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì việc sử dụng cổ phiếu của khách hàng để cầm cố, cụ thể:
"Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
...
6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Lạm dụng, chiếm dụng chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng hoặc tạm giữ chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng theo hình thức lưu ký dưới tên công ty chứng khoán;
b) Cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng;
c) Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2, các điểm a, b, d, g khoản 3 và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này."
Như vậy, hành vi sử dụng cổ phiếu của khách hàng để cầm cố có thể bị xử phạt lên đến 250.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán lên đến 12 tháng và bị buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Lưu ý quy định tại Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt tiền đối với cá nhân vi phạm như sau:
"Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức."
Theo đó, mức phạt tiền nói trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?