Sử dụng chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm mục đích gì? Người sử dụng chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo không được thực hiện hành vi nào?
Sử dụng chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng chứng thư số, chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1429/QĐ-BGDĐT năm 2022, có quy định về mục đích sử dụng chữ ký số như sau:
Mục đích sử dụng chữ ký số
1. Chữ ký số được sử dụng để ký số văn bản điện tử phục vụ gửi, nhận qua hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) và các hệ thống thông tin chuyên ngành khác theo quy định của Bộ.
2. Không áp dụng chữ ký số đối với các văn bản mật, tối mật, tuyệt mật và các văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì sử dụng chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm mục đích sau:
- Chữ ký số được sử dụng để ký số văn bản điện tử phục vụ gửi, nhận qua hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) và các hệ thống thông tin chuyên ngành khác theo quy định của Bộ.
- Không áp dụng chữ ký số đối với các văn bản mật, tối mật, tuyệt mật và các văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Chữ ký số (Hình từ Internet)
Người sử dụng chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo không được thực hiện hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế quản lý và sử dụng chứng thư số, chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1429/QĐ-BGDĐT năm 2022, có quy định về hành vi nghiêm cấm như sau:
Hành vi nghiêm cấm
1. Sử dụng chứng thư số, chữ ký số cho mục đích tư lợi cá nhân, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tiến hành các hoạt động trái với pháp luật.
2. Trộm cắp, gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép khóa bí mật của đơn vị và cá nhân khác.
3. Phá hoại hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; cản trở hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số; làm giả hoặc hướng dẫn người khác làm giả chứng thư số.
4. Dùng các công cụ, chương trình hay bất cứ hình thức nào khác làm thay đổi dữ liệu hoặc làm hư hỏng thiết bị lưu khóa bí mật.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo không được thực hiện hành vi sau:
- Sử dụng chữ ký số cho mục đích tư lợi cá nhân, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tiến hành các hoạt động trái với pháp luật.
- Phá hoại hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; cản trở hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm về quản lý sử dụng chữ ký số như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế quản lý và sử dụng chứng thư số, chữ ký số tại Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1429/QĐ-BGDĐT năm 2022, có quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
1. Tổ chức quản lý, sử dụng chứng thư số và chữ ký số; phổ biến, chỉ đạo việc tuân thủ các quy định tại Quy chế này và các văn bản quy định có liên quan khác của Nhà nước đối với các cá nhân thuộc đơn vị mình.
2. Phân công cán bộ làm công tác hành chính - văn thư của đơn vị quản lý, sử dụng chứng thư số của đơn vị theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật cho đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý.
4. Khi có thay đổi thuê bao, đơn vị gửi thông tin về Cục Công nghệ thông tin để kịp thời xử lý và cập nhật.
5. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong công việc của cá nhân do mình quản lý.
6. Báo cáo tình hình triển khai chứng thư số, chữ ký số và kết quả thực hiện Quy chế này tại đơn vị mình về Cục Công nghệ thông tin khi có yêu cầu để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ và các cơ quan quản lý liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm về quản lý sử dụng chữ ký số như sau:
- Tổ chức quản lý, sử dụng chữ ký số; phổ biến, chỉ đạo việc tuân thủ các quy định tại Quy chế này và các văn bản quy định có liên quan khác của Nhà nước đối với các cá nhân thuộc đơn vị mình;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc quản lý, sử dụng chữ ký số trong công việc của cá nhân do mình quản lý;
- Báo cáo tình hình triển khai chữ ký số và kết quả thực hiện Quy chế này tại đơn vị mình về Cục Công nghệ thông tin khi có yêu cầu để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ và các cơ quan quản lý liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?