Sử dụng, chia sẻ thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?
- Sử dụng, chia sẻ thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?
- Quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc nào?
- Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được cung cấp những danh mục dịch vụ nào?
Sử dụng, chia sẻ thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?
Sử dụng, chia sẻ thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước theo Điều 10 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT quy định:
Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD
1. Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin và lưu trữ.
2. Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên mạng TSLCD phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng mạng TSLCD.
3. Thông tin quan trọng truyền tải trên mạng TSLCD phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, mã hóa bằng mật mã cơ yếu.
Theo đó, sử dụng, chia sẻ thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
- Việc sử dụng, chia sẻ thông tin trên mạng TSLCD phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin.
- Thông tin được sử dụng, chia sẻ trên mạng TSLCD phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng mạng TSLCD.
- Thông tin quan trọng truyền tải trên mạng TSLCD phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, mã hóa bằng mật mã cơ yếu.
*Lưu ý: Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước viết tắt là: Mạng TSLCD
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước
(Hình từ Internet)
Quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quản lý, vận hành mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước quy định ở Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT cụ thể:
Nguyên tắc quản lý, vận hành mạng TSLCD
1. Quản lý, vận hành mạng TSLCD phải bảo đảm khai thác hiệu quả tài nguyên mạng và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Mạng TSLCD được quản lý, vận hành tập trung, thống nhất; được rà soát kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.
3. Mạng TSLCD phải bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, liên tục (24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần).
Theo đó, quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc sau:
- Quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng phải bảo đảm khai thác hiệu quả tài nguyên mạng và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Mạng TSLCD được quản lý, vận hành tập trung, thống nhất; được rà soát kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.
- Mạng TSLCD phải bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, liên tục (24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần).
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được cung cấp những danh mục dịch vụ nào?
Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD các cơ quan Đảng, Nhà nước quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT cụ thể:
Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD
1. Dịch vụ cơ bản
a) Dịch vụ mạng riêng ảo (điểm điểm, đa điểm);
b) Dịch vụ kênh thuê riêng;
c) Dịch vụ truy nhập Internet chuyên dùng;
d) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
đ) Dịch vụ thoại;
e) Các dịch vụ cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
2. Dịch vụ giá trị gia tăng
a) Dịch vụ thư thoại;
b) Dịch vụ thư điện tử;
c) Dịch vụ IPTV;
d) Dịch vụ thuê máy chủ ảo;
đ) Các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Dịch vụ cộng thêm
a) Các dịch vụ cộng thêm của thoại IP, gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt;
b) Các dịch vụ cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được cung cấp những danh mục dịch vụ sau:
- Dịch vụ cơ bản
+ Dịch vụ mạng riêng ảo (điểm điểm, đa điểm);
+ Dịch vụ kênh thuê riêng;
+ Dịch vụ truy nhập Internet chuyên dùng;
+ Dịch vụ hội nghị truyền hình;
+ Dịch vụ thoại;
+ Các dịch vụ cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
- Dịch vụ giá trị gia tăng
+ Dịch vụ thư thoại;
+ Dịch vụ thư điện tử;
+ Dịch vụ IPTV;
+ Dịch vụ thuê máy chủ ảo;
+ Các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ cộng thêm
+ Các dịch vụ cộng thêm của thoại IP, gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt;
+ Các dịch vụ cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?