Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành bao nhiêu nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân là gì? Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành bao nhiêu nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó? Câu hỏi của anh P.L.M từ Hà Nội.

Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân là gì?

Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 như sau:

Sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
1. Sự cố bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ. Sự cố hạt nhân là tình trạng mất an toàn hạt nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
2. Sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân (sau đây gọi chung là sự cố) được phân thành năm nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó:
a) Nhóm 1 là nhóm tình huống sự cố không nghiêm trọng do thiết bị bất bình thường hoặc do con người gây ra, nhưng chưa có rò rỉ phóng xạ, chưa gây hại đối với con người;
...

Như vậy, sự cố bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ.

Sự cố hạt nhân là tình trạng mất an toàn hạt nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành bao nhiêu nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó?

Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân là gì? (Hình từ Internet)

Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành bao nhiêu nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó?

Việc phân nhóm sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 như sau:

Sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
....
2. Sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân (sau đây gọi chung là sự cố) được phân thành năm nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó:
a) Nhóm 1 là nhóm tình huống sự cố không nghiêm trọng do thiết bị bất bình thường hoặc do con người gây ra, nhưng chưa có rò rỉ phóng xạ, chưa gây hại đối với con người;
b) Nhóm 2 là nhóm tình huống sự cố ít nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, nhưng phát tán không rộng, chưa gây hại đối với con người;
c) Nhóm 3 là nhóm tình huống sự cố nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người trong cơ sở tiến hành công việc bức xạ;
d) Nhóm 4 là nhóm tình huống sự cố rất nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở tiến hành công việc bức xạ, phạm vi ảnh hưởng trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Nhóm 5 là nhóm tình huống sự cố đặc biệt nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán mạnh, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở ở diện rộng, phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc ra ngoài biên giới quốc gia, kể cả sự cố xảy ra ở nước khác có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều địa phương của Việt Nam.
3. Mức sự cố để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi xảy ra sự cố hạt nhân được xác định như sau:
a) Sự cố mức 1 là sự kiện bất thường vượt quá quy định, nhưng trong mức độ cho phép;
...

Như vậy, theo quy định, sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành 5 nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó, cụ thể:

(1) Nhóm 1 là nhóm tình huống sự cố không nghiêm trọng do thiết bị bất bình thường hoặc do con người gây ra, nhưng chưa có rò rỉ phóng xạ, chưa gây hại đối với con người;

(2) Nhóm 2 là nhóm tình huống sự cố ít nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, nhưng phát tán không rộng, chưa gây hại đối với con người;

(3) Nhóm 3 là nhóm tình huống sự cố nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người trong cơ sở tiến hành công việc bức xạ;

(4) Nhóm 4 là nhóm tình huống sự cố rất nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở tiến hành công việc bức xạ, phạm vi ảnh hưởng trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(5) Nhóm 5 là nhóm tình huống sự cố đặc biệt nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán mạnh, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở ở diện rộng;

Phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc ra ngoài biên giới quốc gia, kể cả sự cố xảy ra ở nước khác có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều địa phương của Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm gì khi sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân xảy ra?

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi sự cố xảy ra
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm:
a) Xác định vị trí xảy ra sự cố, xác định sơ bộ nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố tương ứng với nhóm tình huống quy định tại Điều 82 của Luật này để áp dụng các biện pháp ứng phó;
b) Huy động nhân lực, phương tiện của cơ sở để khắc phục sự cố, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, tổ chức cấp cứu người bị nạn, cô lập nơi nguy hiểm, kiểm soát an ninh;
c) Thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi xảy ra sự cố hoặc cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về địa điểm xảy ra sự cố; đánh giá sơ bộ nguyên nhân xảy ra sự cố và ảnh hưởng đối với con người, môi trường;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.
...

Như vậy, theo quy định, khi sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân xảy ra, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có các trách nhiệm gì sau đây:

(1) Xác định vị trí xảy ra sự cố, xác định sơ bộ nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố tương ứng với nhóm tình huống có thể xảy ra để áp dụng các biện pháp ứng phó;

(2) Huy động nhân lực, phương tiện của cơ sở để khắc phục sự cố, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, tổ chức cấp cứu người bị nạn, cô lập nơi nguy hiểm, kiểm soát an ninh;

(3) Thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi xảy ra sự cố hoặc cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về địa điểm xảy ra sự cố;

Đánh giá sơ bộ nguyên nhân xảy ra sự cố và ảnh hưởng đối với con người, môi trường;

(4) Cung cấp thông tin, tài liệu, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.

Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lực lượng tham gia ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân phải được đào tạo về vấn đề gì?
Pháp luật
Lưu giữ thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được mấy yêu cầu? Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp thế nào?
Pháp luật
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào đâu để tiến hành các biện pháp ứng phó?
Pháp luật
Để chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân, cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ cần làm gì?
Pháp luật
Chuẩn bị nguồn lực bảo đảm việc cung cấp thông tin ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố?
Pháp luật
Sự cố bức xạ và hạt nhân là gì? Có mấy yêu cầu cần đạt với hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân?
Pháp luật
Ai lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân? Kế hoạch phục hồi môi trường gồm những gì?
Pháp luật
Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành bao nhiêu nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
921 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào