Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được mấy yêu cầu? Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp thế nào?

Xin hỏi, công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân như thế nào? Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được mấy yêu cầu? Câu hỏi của anh X.H (Bắc Ninh).

Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân như thế nào?

Sự cố bức xạ và hạt nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định chi tiết tại Điều 10 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:

Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp
1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm thông báo cho đội ứng phó ban đầu sẵn sàng thực hiện các biện pháp cứu người và ngăn chặn ảnh hưởng của chất phóng xạ có khả năng tồn tại tại hiện trường.
2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra quyết định và thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp trong phạm vi cơ sở, bao gồm:
a) Mô tả các đặc trưng của vùng ứng phó khẩn cấp (vùng UPZ đối với cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và vùng PAZ đối với cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II);
b) Căn cứ mức báo động, điều kiện thực tế trong và xung quanh cơ sở, đề xuất việc thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài cơ sở tới các cơ quan có thẩm quyền được quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh;
3. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho tất cả cá nhân trong cơ sở khi xảy ra sự cố, bao gồm:
a) Thông báo sự cố trong toàn cơ sở;
b) Thống kê tất cả cá nhân trong cơ sở;
c) Xác định và tìm kiếm những người mất tích;
d) Thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp;
đ) Thực hiện sơ cứu kịp thời.
4. Ban chỉ huy cấp tỉnh nơi có vùng PAZ và UPZ chuẩn bị và phối hợp với lực lượng ứng phó khác thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài cơ sở, bao gồm:
a) Bảo vệ nhân viên ứng phó;
b) Thông báo tới công chúng trong vùng PAZ và UPZ;
c) Thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp;
d) Bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm và nước;
đ) Yêu cầu hạn chế tiêu thụ thực phẩm trong khu vực bị ảnh hưởng phóng xạ;
e) Kiểm xạ, tẩy xạ và chăm sóc người sơ tán;
g) Kiểm soát ra vào khu vực tập trung người sơ tán.

Theo quy định trên, Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm thông báo cho đội ứng phó ban đầu sẵn sàng thực hiện các biện pháp cứu người và ngăn chặn ảnh hưởng của chất phóng xạ có khả năng tồn tại tại hiện trường.

Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra quyết định và thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp trong phạm vi cơ sở.

hành động bảo vệ khẩn cấp ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (Hình từ Internet)

Cá nhân tham gia ứng phó sự cố thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm gì?

Thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo quy định tại Điều 19 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:

Thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp
Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố có trách nhiệm:
1. Ưu tiên thực hiện tất cả biện pháp thích hợp để cứu người.
2. Thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
3. Thay đổi hành động bảo vệ phù hợp với diễn biến sự cố.
4. Chấm dứt hành động bảo vệ khi không còn phù hợp.

Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm:

- Ưu tiên thực hiện tất cả biện pháp thích hợp để cứu người.

- Thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

- Thay đổi hành động bảo vệ phù hợp với diễn biến sự cố.

- Chấm dứt hành động bảo vệ khi không còn phù hợp.

Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được mấy yêu cầu?

Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:

Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố
...
2. Hoạt động ứng phó sự cố phải đạt được các yêu cầu sau:
a) Kiểm soát được diễn biến sự cố và giảm thiểu hậu quả;
b) Bảo vệ tính mạng con người;
c) Phòng tránh hoặc giảm thiểu hiệu ứng tất định nghiêm trọng;
d) Cung cấp cốc biện pháp cứu trợ ban đầu và điều trị nạn nhân;
đ) Giảm thiểu rủi ro của hiệu ứng ngẫu nhiên;
e) Cung cấp thông tin và bảo đảm niềm tin của công chúng;
g) Ngăn chặn tối đa khả năng xảy ra hậu quả phi phóng xạ đối với cá nhân và công chúng;
h) Giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và môi trường;
i) Tạo tiền đề thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố lâu dài và cho việc lập kế hoạch chuẩn bị đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường.

Theo quy định trên, hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được các yêu cầu cụ thể sau:

- Kiểm soát được diễn biến sự cố bức xạ và hạt nhân và giảm thiểu hậu quả;

- Bảo vệ tính mạng con người;

- Phòng tránh hoặc giảm thiểu hiệu ứng tất định nghiêm trọng;

- Cung cấp cốc biện pháp cứu trợ ban đầu và điều trị nạn nhân;

- Giảm thiểu rủi ro của hiệu ứng ngẫu nhiên;

- Cung cấp thông tin và bảo đảm niềm tin của công chúng;

- Ngăn chặn tối đa khả năng xảy ra hậu quả phi phóng xạ đối với cá nhân và công chúng;

- Giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và môi trường;

- Tạo tiền đề thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố bức xạ và hạt nhân lâu dài và cho việc lập kế hoạch chuẩn bị đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường.

Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lực lượng tham gia ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân phải được đào tạo về vấn đề gì?
Pháp luật
Lưu giữ thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được mấy yêu cầu? Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp thế nào?
Pháp luật
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào đâu để tiến hành các biện pháp ứng phó?
Pháp luật
Để chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân, cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ cần làm gì?
Pháp luật
Chuẩn bị nguồn lực bảo đảm việc cung cấp thông tin ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố?
Pháp luật
Sự cố bức xạ và hạt nhân là gì? Có mấy yêu cầu cần đạt với hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân?
Pháp luật
Ai lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân? Kế hoạch phục hồi môi trường gồm những gì?
Pháp luật
Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành bao nhiêu nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
424 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào