Sự cố bức xạ và hạt nhân là gì? Có mấy yêu cầu cần đạt với hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân?
Hiểu như thế nào về sự cố bức xạ và hạt nhân?
Sự cố bức xạ và hạt nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Sự cố bức xạ và hạt nhân (sau đây gọi tắt là sự cố) là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Theo quy định trên, sự cố bức xạ và hạt nhân, gọi tắt là sự cố là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Sự cố bức xạ và hạt nhân là gì? (Hình từ Internet)
Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được xây dựng phải bảo đảm yêu cầu gì?
Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố
1. Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố phải tuân theo các nguyên tắc sau:
a) Hành động bảo vệ phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động đó gây ra;
b) Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động bảo vệ phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa;
c) Kế hoạch ứng phó sự cố được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia;
d) Phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó rõ ràng; chỉ đạo trong ứng phó sự cố theo nguyên tắc tập trung thống nhất;
đ) Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó sự cố khác.
...
Theo quy định trên, kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Ngoài ra, hành động bảo vệ phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động đó gây ra. Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động bảo vệ phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa;
Đồng thời, phải phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân rõ ràng. Việc chỉ đạo trong ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo nguyên tắc tập trung thống nhất;
Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó sự cố khác.
Yêu cầu cần đạt với hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân có mấy yêu cầu?
Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố
...
2. Hoạt động ứng phó sự cố phải đạt được các yêu cầu sau:
a) Kiểm soát được diễn biến sự cố và giảm thiểu hậu quả;
b) Bảo vệ tính mạng con người;
c) Phòng tránh hoặc giảm thiểu hiệu ứng tất định nghiêm trọng;
d) Cung cấp cốc biện pháp cứu trợ ban đầu và điều trị nạn nhân;
đ) Giảm thiểu rủi ro của hiệu ứng ngẫu nhiên;
e) Cung cấp thông tin và bảo đảm niềm tin của công chúng;
g) Ngăn chặn tối đa khả năng xảy ra hậu quả phi phóng xạ đối với cá nhân và công chúng;
h) Giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và môi trường;
i) Tạo tiền đề thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố lâu dài và cho việc lập kế hoạch chuẩn bị đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường.
Theo quy định trên, hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được các yêu cầu cụ thể sau:
- Kiểm soát được diễn biến sự cố bức xạ và hạt nhân và giảm thiểu hậu quả;
- Bảo vệ tính mạng con người;
- Phòng tránh hoặc giảm thiểu hiệu ứng tất định nghiêm trọng;
- Cung cấp cốc biện pháp cứu trợ ban đầu và điều trị nạn nhân;
- Giảm thiểu rủi ro của hiệu ứng ngẫu nhiên;
- Cung cấp thông tin và bảo đảm niềm tin của công chúng;
- Ngăn chặn tối đa khả năng xảy ra hậu quả phi phóng xạ đối với cá nhân và công chúng;
- Giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và môi trường;
- Tạo tiền đề thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố bức xạ và hạt nhân lâu dài và cho việc lập kế hoạch chuẩn bị đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?