Sống thử trước hôn nhân có nguy cơ vi phạm pháp luật? Sống thử giống và khác gì với chung sống như vợ chồng?
Sống thử trước hôn nhân có nguy cơ vi phạm pháp luật?
Sống thử có thể hiểu là việc một cặp nam nữ về sống chung với nhau để tìm hiểu rõ tình cảm, thử nghiệm cuộc sống hôn nhân trước khi đi đến quyết định kết hôn.
Tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.
5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
...
Theo đó, chúng ta có thể hiểu ngắn gọn sống thử trước hôn nhân là việc nam nữ sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Hiện tại, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan thì việc nam nữ chưa đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định một số ràng buộc đối với việc sống thử tại điểm c khoản 2 ĐIều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
...
Việc sống thử là quyết định cá nhân của mỗi người, không có vi phạm quy định pháp luật.
Nhưng khi quyết định sống thử các cặp đôi cần đảm bảo đối tượng sống thử của mình phải là người chưa có vợ hoặc chồng.
Trường hợp sống thử với người đã có vợ hoặc chồng thì sẽ được xem là hành vi trái quy định pháp luật.
Sống thử trước hôn nhân có nguy cơ vi phạm pháp luật? Sống thử giống và khác gì với chung sống như vợ chồng? (Hình từ Internet)
Sống thử với người đã có vợ hoặc chồng thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
...
Theo đó, việc cá nhân sống thử trước hôn nhân với người đang có vợ hoặc có chồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
(1) Xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người đang có vợ hoặc đang có chồng mà lại đi sống thử với người khác.
(2) Xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà sống thử với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Sống thử có phải là chung sống như vợ chồng hay không?
Việc sống thử trước hôn nhân và việc chung sống như vợ chồng về cơ bản là giống nhau, đều là việc một cặp nam nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Tuy nhiên, sống thử trước hôn nhân và chung sống như vợ chồng vẫn có một vài điểm khác biệt:
Đối với chung sống với nhau như vợ chồng, thì cặp đôi từ khi bắt đầu chung sống đã xác định chung sống lâu dài và ổn định, hai bên mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc, gắn bó với nhau nhưng không có ràng buộc về việc đăng ký kết hôn;
Đối với trường hợp sống thử trước hôn nhân thì giống như một cuộc thử nghiệm trước hôn nhân, cả hai sẽ thỏa thuận chung sống với nhau như vợ chồng, thử thực hiện các việc mà một cặp vợ chồng cần làm để đảm bảo cuộc sống.
Nếu sau một thời gian chung sống, các bên thấy phù hợp thì sẽ đăng ký kết hôn, còn không thấy phù hợp với nhau nữa , lúc đó sẽ đường ai nấy đi.
Như đã nói thì việc sống thử hiện tại không có vi phạm quy định pháp luật, trừ trường hợp tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Đây cũng là một hiện trạng khá phố biến trong giới trẻ hiện nay, nhận được sự đồng tình cũng như nhiều ý kiến trái chiều. Các cặp đôi trước khi quyết định sống thử trước hôn nhân cần tìm hiểu và có sự chuẩn bị thật kỹ để tránh các hậu quả có thể xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?