Số tiền thuế tài nguyên tạm tính đối với khí thiên nhiên theo quy định được xác định theo công thức nào?
- Số tiền thuế tài nguyên tạm tính đối với khí thiên nhiên được xác định theo công thức nào?
- Giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên được xác định thế nào?
- Trường hợp Chính phủ Việt Nam sử dụng lượng khí thiên nhiên đồng hành của người nộp thuế thì có phải nộp thuế tài nguyên đối với lượng khí này không?
Số tiền thuế tài nguyên tạm tính đối với khí thiên nhiên được xác định theo công thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 36/2016/TT-BTC quy định thì số tiền thuế tài nguyên tạm tính đối với khí thiên nhiên được xác định như sau:
Số tiền thuế tài nguyên tạm tính | = | Sản lượng khí thiên nhiên thực tế bán | x | Giá tính thuế tài nguyên | x | Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính |
Trong đó:
+ Sản lượng khí thiên nhiên thực tế bán là sản lượng khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên đã bán theo từng tháng;
+ Giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên là giá bán tại điểm giao nhận theo từng tháng xuất bán, không bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Trường hợp người nộp thuế tách riêng được chi phí vận chuyển khí thiên nhiên trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên là giá bán tại điểm giao nhận theo từng tháng xuất bán, không bao gồm chi phí vận chuyển, thuế giá trị gia tăng (nếu có).
+ Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính được xác định như hướng dẫn dưới đây:
Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính = (Thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên dự kiến phải nộp trong kỳ tính thuế : Sản lượng khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên dự kiến khai thác trong kỳ tính thuế) x 100%
Trong đó:
Thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên dự kiến phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 36/2016/TT-BTC, trên cơ sở sản lượng khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên dự kiến khai thác trong kỳ tính thuế, số ngày dự kiến khai thác;
Sản lượng khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên dự kiến khai thác trong kỳ tính thuế là sản lượng khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên dự kiến khai thác trong kỳ tính thuế.
Số tiền thuế tài nguyên tạm tính đối với khí thiên nhiên được xác định theo công thức nào? (Hình từ Internet)
Giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên được xác định thế nào?
Giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc xác định giá tính thuế
...
Trường hợp dầu thô được bán không theo giao dịch sòng phẳng thì giá tính thuế đối với dầu thô là giá bán trung bình cộng của tháng xuất bán dầu thô của dầu thô cùng loại hoặc tương đương trên thị trường quốc tế. Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin về thành phần, chất lượng của dầu thô đang khai thác. Khi cần thiết, cơ quan thuế tham khảo giá bán trên thị trường Mỹ (WTI), thị trường Anh (Brent) hay thị trường Singapore (Plátt’s) hoặc tham khảo ý kiến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định giá dầu thô đang khai thác của người nộp thuế.
2. Đối với khí thiên nhiên, giá tính thuế là giá bán khí thiên nhiên tại điểm giao nhận, được xác định theo hợp đồng mua bán khí thiên nhiên, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với thỏa thuận tại hợp đồng dầu khí, có tính đến thời điểm tính giá, thị trường và các yếu tố liên quan khác (nếu có). Khi cần thiết, cơ quan thuế sẽ tham khảo ý kiến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định giá khí thiên nhiên đang khai thác của người nộp thuế.
Như vậy, đối với khí thiên nhiên, giá tính thuế tài nguyên là giá bán khí thiên nhiên tại điểm giao nhận, được xác định theo hợp đồng mua bán khí thiên nhiên, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với thỏa thuận tại hợp đồng dầu khí, có tính đến thời điểm tính giá, thị trường và các yếu tố liên quan khác (nếu có).
Khi cần thiết, cơ quan thuế sẽ tham khảo ý kiến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định giá khí thiên nhiên đang khai thác của người nộp thuế.
Trường hợp Chính phủ Việt Nam sử dụng lượng khí thiên nhiên đồng hành của người nộp thuế thì có phải nộp thuế tài nguyên đối với lượng khí này không?
Đối tượng chịu thuế tài nguyên được quy định tại Điều 7 Thông tư 36/2016/TT-BTC như sau:
Đối tượng chịu thuế tài nguyên
1. Đối tượng chịu thuế tài nguyên là toàn bộ sản lượng dầu thô và khí thiên nhiên thực tế khai thác và thu được từ diện tích hợp đồng dầu khí, được đo tại điểm giao nhận (sản lượng dầu thực, sản lượng khí thực).
2. Trường hợp Chính phủ Việt Nam sử dụng lượng khí đồng hành của người nộp thuế, không trao đổi, không bán thu tiền thì người nộp thuế không phải nộp thuế tài nguyên đối với lượng khí đồng hành này.
3. Trường hợp trong quá trình khai thác dầu thô và khí thiên nhiên, người nộp thuế được phép khai thác tài nguyên khác, thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì thực hiện nộp thuế tài nguyên đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Luật thuế Tài nguyên và văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, theo quy định, Trường hợp Chính phủ Việt Nam sử dụng lượng khí thiên nhiên đồng hành của người nộp thuế, không trao đổi, không bán thu tiền thì người nộp thuế không phải nộp thuế tài nguyên đối với lượng khí đồng hành này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?