Số tiền bản quyền mà quán bar tại TP.HCM phải trả khi mở nhạc phục vụ khách hàng trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về tiền bản quyền?
- Quán bar tại TP.HCM có bắt buộc phải trả tiền bản quyền khi mở nhạc phục vụ khách hàng không?
- Số tiền bản quyền mà quán bar tại TP.HCM phải trả khi mở nhạc phục vụ khách hàng trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về tiền bản quyền?
- Nhà nước có những chính sách gì về quyền tác giả, quyền liên quan?
Quán bar tại TP.HCM có bắt buộc phải trả tiền bản quyền khi mở nhạc phục vụ khách hàng không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về giới hạn quyền liên quan như sau:
Giới hạn quyền liên quan
1. Các trường hợp sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về bản ghi âm, ghi hình bao gồm:
...
b) Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền theo thỏa thuận cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.
...
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan:
Sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan
1. Sử dụng tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ; bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để sử dụng tại nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại; câu lạc bộ thể dục, chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; quán bar, vũ trường; trong hoạt động hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại có bản chất tương tự.
...
Như vậy, các quán bar tại TP.HCM có không phải xin phép khi sử dụng nhạc nhưng phải trả tiền bản quyền theo thỏa thuận cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Số tiền bản quyền mà quán bar tại TP.HCM phải trả khi mở nhạc phục vụ khách hàng trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về tiền bản quyền? (Hình từ Internet)
Số tiền bản quyền mà quán bar tại TP.HCM phải trả khi mở nhạc phục vụ khách hàng trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về tiền bản quyền?
Căn cứ Phụ lục 2 - Biểu mức tiền bản quyền khi sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh, thương mại trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan được ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP:
PHỤ LỤC II
BIỂU MỨC TIỀN BẢN QUYỀN KHI SỬ DỤNG TÁC PHẨM, BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG TRƯỜNG HỢP GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ, GIỚI HẠN QUYỀN LIÊN QUAN
(Kèm theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ)
Số tiền bản quyền chi trả (tính theo năm) = Mức lương cơ sở x Hệ số điều chỉnh
Đơn vị tính: Mức lương cơ sở/tháng
Lưu ý:
- Đối với các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại các mục số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Phụ lục này áp dụng quy định phân loại đô thị như sau:
√ Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: áp dụng theo khung giá;
√ Đô thị loại I: áp dụng 80% khung giá;
√ Đô thị loại II: áp dụng 60% khung giá;
√ Đô thị loại III: áp dụng 40% khung giá;
√ Đô thị loại IV: áp dụng 20% khung giá;
√ Đô thị loại V: áp dụng 10% khung giá.
- Biểu mức tiền bản quyền trên đây áp dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả và áp dụng tương tự cho chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình được sử dụng.
Như vậy, số tiền bản quyền mà quán bar tại Thành phố Hồ Chí Minh phải trả khi mở nhạc phục vụ khách hàng trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về tiền bản quyền là:
Số tiền bản quyền chi trả (tính theo năm) = Mức lương cơ sở x Hệ số điều chỉnh
Trong đó:
Về Hệ số điều chỉnh
- Đối với quán bar có diện tích đến 50 m2: Hệ số điều chỉnh là 2,35 - 4,0/50m2/năm;
- Đối với quán bar có diện tích từ trên 50 m2 đến 200 m2: Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,06/m2/năm;
- Đối với quán bar có diện tích trên 200 m2: Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0.05/m2/năm;
Lưu ý: Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 27 x Mức lương cơ sở.
Về Mức lương cơ sở
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì hiện nay mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Nhà nước có những chính sách gì về quyền tác giả, quyền liên quan?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể như sau:
(1) Hỗ trợ tài chính để mua bản quyền cho các cơ quan, tổ chức nhà nước có nhiệm vụ phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có giá trị tư tưởng, khoa học, giáo dục và nghệ thuật phục vụ lợi ích công cộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Ưu tiên đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương.
(3) Ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
(4) Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.
(5) Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khuyến khích sáng tạo, khai thác, chuyển giao, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
(6) Ưu đãi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
- Thúc đẩy thực hiện việc chuyển đổi định dạng dễ tiếp cận cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận tác phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?