Sổ tay giám sát ngân hàng là gì? Ai có thẩm quyền ban hành sổ tay giám sát ngân hàng để hướng dẫn nghiệp vụ về giám sát ngân hàng?
Sổ tay giám sát ngân hàng là gì?
Sổ tay giám sát ngân hàng được quy định tại khoản 17 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài này mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, phá sản thì có khả năng gây tác động tiêu cực lên toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và/hoặc gây ra rủi ro hệ thống làm gián đoạn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và toàn bộ nền kinh tế.
16. Quản lý cơ sở dữ liệu là việc xây dựng, cập nhật, duy trì đáp ứng các yêu cầu truy cập, sử dụng tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.
17. Sổ tay giám sát ngân hàng là tài liệu hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
b) Hướng dẫn về hoạt động giám sát;
c) Các công cụ hỗ trợ giám sát;
d) Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng;
đ) Hồ sơ giám sát ngân hàng.
18. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, theo quy định, sổ tay giám sát ngân hàng là tài liệu hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(1) Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
(2) Hướng dẫn về hoạt động giám sát;
(3) Các công cụ hỗ trợ giám sát;
(4) Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng;
(5) Hồ sơ giám sát ngân hàng.
Sổ tay giám sát ngân hàng là gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ban hành sổ tay giám sát ngân hàng để hướng dẫn nghiệp vụ về giám sát ngân hàng?
Thẩm quyền ban hành sổ tay giám sát ngân hàng được quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư 08/2022/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giám sát ngân hàng trong toàn bộ hệ thống Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
2. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức có liên quan thực hiện hoạt động giám sát ngân hàng.
3. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện giám sát tăng cường theo quy định tại Thông tư này và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với đối tượng giám sát thuộc phạm vi phân công giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
4. Căn cứ quy định tại Thông tư này, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quyết định ban hành Sổ tay giám sát ngân hàng để hướng dẫn nghiệp vụ về giám sát ngân hàng theo quy định tại Thông tư này và Danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống.
5. Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đầu tư, xây dựng, ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu và phát triển hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng thống nhất trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là người có thẩm quyền ban hành sổ tay giám sát ngân hàng để hướng dẫn nghiệp vụ về giám sát ngân hàng.
Đối tượng giám sát ngân hàng bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định thì đối tượng giám sát ngân hàng bao gồm:
(1) Đối tượng giám sát an toàn vi mô, gồm có:
- Tổ chức tín dụng, trừ ngân hàng chính sách thực hiện theo các quy định của pháp luật;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Chi nhánh của tổ chức tín dụng.
Đối với phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân thì thực hiện giám sát thông qua quỹ tín dụng nhân dân.
Đối với phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng khác thì thực hiện giám sát chung thông qua chi nhánh quản lý phòng giao dịch đó;
- Đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
(2) Đối tượng giám sát an toàn vĩ mô là hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó bao gồm nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống và nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân theo loại hình hoạt động, loại hình sở hữu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?