Các trường hợp và đối tượng được xem xét phải áp dụng giám sát tăng cường vi mô? Nội dung giám sát tăng cường vi mô gồm những gì?

Cho tôi hỏi về quyết định áp dụng giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô như thế nào? Các nội dung khi áp dụng quyết định giám sát tăng cường vi mô? Cảm ơn!

Thực hiện biện pháp giám sát tăng cường hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về các trường hợp giám sát tăng cường vi mô khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

"Điều 11. Giám sát tăng cường
1. Căn cứ tình hình, thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định áp dụng giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng giám sát an toàn vi mô được xếp hạng C hoặc D đối với quỹ tín dụng nhân dân; hoặc hạng D hoặc E đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đối tượng giám sát an toàn vì mô được áp dụng biện pháp can thiệp sớm theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
c) Đối tượng khác theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

Như vậy, dựa vào tình hình thực trạng hoạt động đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô quyết định áp dụng giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô khi lâm vào một trong các trường hợp được quy định như trên.

Các trường hợp và những đối tượng được xem xét phải áp dụng giám sát tăng cường vi mô? Nội dung giám xát tăng cường vi mô gồm những gì?

Các trường hợp và đối tượng được xem xét phải áp dụng giám sát tăng cường vi mô? Nội dung giám xát tăng cường vi mô gồm những gì? (Hình từ internet)

Nội dung giám sát tăng cường vi mô gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về quyết định việc giám sát tăng cường, trong đó tối thiểu gồm các nội dung như sau:

"Điều 11. Giám sát tăng cường
...
2. Căn cứ tình hình, thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc giám sát tăng cường, trong đó tối thiểu bao gồm:
a) Phạm vi giám sát;
b) Chủ thể giám sát;
c) Nội dung giám sát, trong đó tối thiểu bao gồm giám sát tình hình thanh khoản; các khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu và các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần hoặc khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp;
d) Tần suất báo cáo của đối tượng giám sát an toàn vi mô;
đ) Nội dung phối hợp của các đơn vị, cá nhân liên quan trong hoạt động giám sát tăng cường (nếu có)."

Như vậy, việc giám sát tăng cường vi mô bao gồm các nội dung giám sát tăng cường vi mô như trên.

Xử lý giám sát ngân hàng bằng các biện pháp như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 26/2014/NĐ-CP (khoản 1 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP) quy định về các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng như sau:

"Điều 25. Các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng
Tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:
1. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
2. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
4. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền quyết định thành lập tổ giám sát đề theo dõi, giám sát đối tượng giám sát ngân hàng.
5. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền đình chỉ, chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật và hoạt động gây mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
6. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát các giao dịch tiềm ẩn rủi ro và hạn chế tăng trưởng, mở rộng quy mô, các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
7. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành và xử lý cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây nguy cơ mất an toàn hoạt động cho đối tượng giám sát ngân hàng; kiến nghị cấp có thẩm quyền không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý bằng biện pháp khác đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật gây nguy cơ mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
8. Các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng được quy định như trên.

Giám sát ngân hàng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sổ tay giám sát ngân hàng là gì? Ai có thẩm quyền ban hành sổ tay giám sát ngân hàng để hướng dẫn nghiệp vụ về giám sát ngân hàng?
Pháp luật
Đối tượng của giám sát ngân hàng là ai? Việc thực hiện giám sát ngân hàng dựa trên những căn cứ nào?
Pháp luật
Các trường hợp và đối tượng được xem xét phải áp dụng giám sát tăng cường vi mô? Nội dung giám sát tăng cường vi mô gồm những gì?
Pháp luật
Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng? Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào những nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản làm việc trong quá trình giám sát ngân hàng? Nguyên tắc, trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng từ 01/9/2022?
Pháp luật
Nội dung giám sát tuân thủ và rủi ro tập trung trong giám sát an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng là gì?
Pháp luật
Bổ sung quy định về hồ sơ giám sát an toàn vi mô? Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Lập, phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất và định kỳ trong hoạt động giám sát ngân hàng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Quy trình thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu trong quá trình giám sát ngân hàng? Những nội dung nào cần giám sát an toàn vĩ mô?
Pháp luật
Xử lý, cập nhật, tổng hợp tài liệu thông tin dữ liệu của các đơn vị giám sát an toàn vi mô ngân hàng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám sát ngân hàng
1,666 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám sát ngân hàng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào