So sánh phong tục Tết Đoan Ngọ giữa các vùng miền Việt Nam? Tết Đoan Ngọ thường ăn món gì?
So sánh phong tục Tết Đoan Ngọ giữa các vùng miền Việt Nam? Tết Đoan Ngọ thường ăn món gì?
Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương còn được người dân Việt Nam gọi với cái tên gần gũi là tết “Tết diệt sâu bọ”.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ mỗi thành viên trong gia đình thường sẽ ăn hoa quả trước bữa sáng. Bởi theo quan niệm từ xa xưa, việc ăn hoa quả như vậy sẽ có lợi cho đường ruột, giúp xua đuổi sâu bọ và tạo hi vọng cho một mùa màng mới tốt đẹp hơn.
Tết Đoan Ngọ và sự khác biệt giữa 3 miền:
Ở đồng Bằng Bắc Bộ sử dụng rượu nếp để diệt sâu bọ. Sở dĩ có việc dùng rượu nếp này là do ngày xưa trong cuộc sống thường sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, không có nhiều loại thuốc như bây giờ. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.
Trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung thường sử dụng rượu như một "công cụ" để diệt sâu bọ. Người miền Trung thường sử dụng cơm rượu làm món tráng miệng. Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền.
Ngoài ra, người dân miền Trung còn coi ngày Tết Đoan Ngọ là ngày sum họp gia đình và thường ăn khá linh đình.
Với các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp Tết Đoan Ngọ được gọi là cơm rượu sẽ không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ và được ăn kèm với xôi vò. Ngoài ra, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ ở miền Nam.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
So sánh phong tục Tết Đoan Ngọ giữa các vùng miền Việt Nam? Tết Đoan Ngọ thường ăn món gì? (Hình từ Internet)
Đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong ngày Tết Đoan Ngọ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong ngày Tết Đoan Ngọ có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)
Tết Đoan Ngọ người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào các ngày:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, Tết Đoan Ngọ không thuộc các ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương của người lao dộng.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sáp nhập tỉnh người dân có phải đổi thẻ Căn cước mới? Bao nhiêu tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước?
- 05 Hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức cơ quan Điều tra hình sự? Trách nhiệm của cơ quan trong hoạt động Điều tra?
- Suy dinh dưỡng là gì? Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào?
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội trong trường hợp nào?
- Đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm như thế nào?