Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn gì về lĩnh vực BHXH?
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan nào?
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn gì về lĩnh vực BHXH?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về lĩnh vực lao động, tiền lương được quy định ra sao?
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định chức năng của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Vị trí, chức năng
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ trên quy định Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về các lĩnh vực:
- Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp;
- Giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm);
- Bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội);
- Các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Đồng thời, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn gì về lĩnh vực BHXH?
Theo khoản 8 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong phạm vi thành phố theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị trong đó đề xuất phương án xử lý với các bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;
- Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan triển khai tổ chức thực hiện tuyên truyền bảo hiểm xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng tại địa phương trên cơ sở Kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm xã hội theo từng giai đoạn do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn gì về lĩnh vực BHXH? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về lĩnh vực lao động, tiền lương được quy định ra sao?
Theo khoản 8 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về lĩnh vực lao động, tiền lương như sau:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; giải thể, phá sản doanh nghiệp; trong sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh;
- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động trong phạm vi Thành phố;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lao động về việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?