Ưu tiên tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM từ ngày 01/09/2023?
- Ưu tiên tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/09/2023?
- Vị trí và chức năng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào?
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ gì trong lĩnh vực lao động tiền lương?
Ưu tiên tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/09/2023?
Ngày 02/08/2203, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn 17867/TB-SLĐTBXH năm 2023 nhằm thông báo việc ưu tiên tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
- Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ưu tiên tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Cổng dịch vụ công Thành phố, địa chỉ: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn;
Đồng thời Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ tiếp nhận, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích của bưu điện; từ chối tiếp nhận và hoàn trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đối với hồ sơ thủ tục hành chính gửi qua bưu điện (không phải dịch vụ bưu chính công ích), công ty chuyển phát,...
- Trong quá trình nộp hồ sơ trực tuyến, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân liên hệ qua các kênh hỗ trợ sau:
+ Hỗ trợ đăng ký tài khoản: Tổng đài 18001096.
+ Hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến: Tổng đài 1022 nhánh 2.
+ Hỗ trợ theo dõi kết quả giải quyết đối với hồ sơ thủ tục hành chính đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận trực tuyến: Bộ phận tiếp nhận và trao trả kết quả hồ sơ của Sở, Điện thoại: (028) 38.291302 - số nội bộ: 111.
Ưu tiên tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM từ ngày 01/09/2023? (Hình từ Internet)
Vị trí và chức năng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH quy định về vị trí và chức năng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về:
+ Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm);
+ Bảo hiểm xã hội;
+ An toàn, vệ sinh lao động;
+ Người có công;
+ Bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới;
+ Phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)
Và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ gì trong lĩnh vực lao động tiền lương?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; giải thể, phá sản doanh nghiệp; trong sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh;
- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động tại địa phương;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lao động về việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?